Thứ Tư, 14/11/2018 14:29

IEA: Khí thiên nhiên có thể trở thành nguồn năng lượng lớn thứ hai thế giới vào năm 2030

Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), khí thiên nhiên sẽ vượt qua than đá để trở thành nguồn năng lượng lớn thứ hai trên thế giới vào năm 2030 (chỉ sau dầu), vì chiến dịch giảm ô nhiễm không khí và sự trỗi dậy của khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

Trong báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới năm 2018 (WEO), IEA cho biết nhu cầu năng lượng sẽ tăng trưởng thêm 25% trong giai đoạn 2017-2040, với giả định là sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nhu cầu sẽ tăng trưởng 50% nếu không sử dụng năng lượng hiệu quả.

Nhu cầu khí thiên nhiên toàn cầu sẽ tăng trưởng 1.6%/năm cho tới năm 2040 và nhu cầu năm 2040 sẽ cao hơn 45% so với hiện nay.

Ước tính này là dựa trên “Kịch bản các Chính sách Mới” (NPS) của IEA, có tính tới các chính sách và đạo luật giảm khí thải và chống lại thay đổi môi trường.

“Khí thiên nhiên là nhiên liệu hóa thạch tăng trưởng nhanh nhất trong Kịch bản Chính sách Mới, vượt qua than đá vào năm 2030 để trở thành nguồn năng lượng lớn thứ hai thế giới chỉ sau dầu”, trích từ báo cáo của IEA.

Trung Quốc – nhà nhập khẩu dầu và than đá lớn nhất thế giới – sẽ sớm trở thành nhà nhập khẩu khí gas lớn nhất thế giới, IEA cho biết.

Theo tính toán của Reuters dựa trên dữ liệu của Tổng Cục Hải quan của Trung Quốc, nước này đã vượt mặt Nhật Bản để trở thành quốc gia nhập khẩu khí thiên nhiên hàng đầu thế giới.

Mặc dù chỉ là quốc gia sử dụng khí thiên nhiên nhiều thứ 3, sau Mỹ và Nga, nhưng Trung Quốc phải nhập khẩu 40% lượng khí thiên nhiên cần thiết vì sản xuất nội địa không thể đáp ứng nổi nhu cầu của người dân.

Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á sẽ chiếm tới 50% tăng trưởng nhu cầu khí gas toàn cầu và tỷ lệ nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng sẽ tăng gấp đôi lên 60% vào năm 2040, trích từ báo cáo của IEA.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   OPEC hạ dự báo nhu cầu dầu trong 4 tháng liên tiếp (14/11/2018)

>   Vì sao giá dầu đổ nhào từ đỉnh 4 năm và rơi vào thị trường con gấu chỉ trong 6 tuần? (14/11/2018)

>   “Bốc hơi” hơn 7% và rớt mốc 56 USD, dầu WTI rơi tự do về đáy 1 năm (14/11/2018)

>   Giảm ngày càng mạnh, dầu WTI rớt hơn 5% (13/11/2018)

>   Giá dầu WTI lao dốc không phanh 11 phiên, dài nhất trong lịch sử (13/11/2018)

>   Giá dầu tăng hơn 1% sau quyết định của Ả-rập Xê-út (12/11/2018)

>   OPEC và đồng minh cảnh báo thị trường dầu có thể rơi vào trạng thái dư cung vào năm 2019 (12/11/2018)

>   Ả-rập Xê-út tính giảm xuất khẩu dầu thô trong tháng 12/2018 (12/11/2018)

>   Giá dầu vừa thực hiện điều chưa từng có tiền lệ trong hơn 30 năm (10/11/2018)

>   Dầu WTI sụt hơn 4.5% trong tuần lao dốc thứ 5 liên tiếp (10/11/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật