Thứ Ba, 13/11/2018 06:03

Giá dầu WTI lao dốc không phanh 11 phiên, dài nhất trong lịch sử

Các hợp đồng dầu tương lai đột ngột đảo chiều giữa lúc thị trường chứng khoán Mỹ bị bán tháo vào ngày thứ Hai (12/11), trong đó giá dầu WTI giảm liền 11 phiên, chuỗi lao dốc dài nhất trong lịch sử.

Các hợp đồng tương lai có vẻ như sắp phá được chuỗi lao dốc dài dẳng này vào đầu phiên ngày thứ Hai (12/11), sau khi Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út, Khalid al Falih, cho biết Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh có thể cần phải giảm sản lượng dầu bớt 1 triệu thùng/ngày để ngăn thị trường không rơi vào tình trạng dư cung. Hôm Chủ nhật (11/11), Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út, Khalid al-Falih, cho biết họ dự tính giảm nguồn cung dầu trên thị trường dầu bớt 500,000 thùng/ngày trong tháng 12/2018, khi quốc gia đứng đầu OPEC đối mặt với sự không chắc chắn trong việc cố gắng thuyết phục các nhà sản xuất khác đồng ý cắt giảm sản lượng cùng nhau.

Thế nhưng, mối tương quan mạnh gần đây giữa chứng khoán và các hợp đồng dầu tương lai lại thể hiện rõ mồn một trong ngày thứ Hai (12/11) khi Dow Jones “bay hơi” hơn 600 điểm.

“Thị trường chứng khoán đang kéo cả thị trường dầu đi xuống. Chúng ta lẽ ra phải chứng kiến đà tăng của giá dầu sau nhận định của Ả-rập Xê-út vào cuối tuần trước”, John Kilduff, Đối tác sáng lập tại quỹ đầu cơ năng lượng Again Capital, cho hay.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai (12/11), hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI tương lai trên sàn Nymex giảm 1.33 USD xuống 58.86 USD/thùng, chìm sâu hơn vào thị trường con gấu và rớt ngưỡng 59 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 2/2018. Hợp đồng này chưa bao giờ giảm liên tục 11 phiên kể từ khi bắt đầu được giao dịch trên sàn New York từ hơn 3 năm về trước.

Hợp đồng dầu Brent tương lai lùi 1.15 USD xuống 69.03 USD/thùng. Trong phiên có lúc hợp đồng này rớt mốc 69 USD/thùng xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2018.

Các hợp đồng dầu thô tương lai rớt mạnh trong suốt 5 tuần vừa qua, khi giá dầu bị ảnh hưởng từ làn sóng bán tháo trên thị trường trong tháng 10/2018 – một yếu tố thôi thúc nhà đầu tư né xa các tài sản rủi ro và dầu là một trong những tài sản rủi ro đó. Thêm vào đó, đà tăng của nguồn cung dầu từ Mỹ, OPEC và Nga, cộng với dự báo tăng trưởng nhu cầu ảm đạm hơn dự báo đã gây thêm áp lực lên thị trường dầu.

“Dường như nhu cầu bắt đầu tăng trưởng chậm lại một chút”, Bob Dudley, CEO của BP, cho biết.

Nhu cầu dầu trên thế giới có thể tăng thêm 1.3 triệu thùng/ngày, thấp hơn dự báo trước đó của BP là 1.4-1.5 triệu thùng/ngày.

Góp phần gia tăng thêm nỗi lo về nhu cầu, chỉ số đồng USD chạm đỉnh 16 tháng trong ngày thứ Hai (12/11). Đồng bạc xanh mạnh hơn sẽ khiến dầu – tài sản neo giá theo đồng USD – trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ những đồng tiền khác.

Đà suy yếu của các đồng tiền ở thị trường mới nổi càng làm chi phí mua dầu gia tăng, qua đó làm dấy lên sự hoài nghi về nhu cầu dầu tương lai.

Những yếu tố trên giờ đang buộc OPEC, Nga và một vào quốc gia xuất khẩu dầu khác cân nhắc khởi động thêm một vòng cắt giảm sản lượng.

OPEC và các nhà sản xuất bên ngoài, bao gồm cả Nga, bắt giảm sản lượng từ tháng 1/2017 nhằm xóa bỏ tình trạng dư cung toàn cầu – vốn đã đẩy giá dầu rơi tự do từ 100 USD/thùng xuống dưới 30 USD/thùng. Hồi tháng 6/2018, nhóm này quyết định nâng sản lượng thêm tổng cộng 1 triệu thùng/ngày sau khi các thành viên giảm sản lượng mạnh hơn dự định và khi giá dầu chạm mức đỉnh 3 năm rưỡi.

Tuy nhiên, hôm Chủ nhật (11/11), Ủy ban Giám sát Cấp bộ trưởng Chung (JMMC)– một cơ quan có nhiệm vụ giám sát mức độ tuân thủ theo thỏa thuận – kết luận rằng nguồn cung dầu đang tăng trưởng nhanh hơn nhu cầu. họ cho biết, với tình hình hiện nay thì cần phải có chiến lược mới để cân bằng thị trường. Tháng trước, Ủy ban phụ trách giám sát mức tuân thủ về hạn ngạch sản lượng cho biết, các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC có lẽ buộc phải đảo ngược lộ trình và bắt đầu cắt giảm sản lượng một lần nữa.

Vào chiều ngày thứ Hai (12/11), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tìm cách khuyên can OPEC không cắt giảm nguồn cung dầu trong dòng tweet mới nhất.

Ông viết trên Twitter rằng: “Hy vọng là Ả-rập Xê-út và OPEC sẽ không cắt giảm sản lượng. Giá dầu nên giảm mạnh nữa vì nguồn cung dầu hiện nay!”.

Nga – quốc gia sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới và là một nước có tầm ảnh hưởng to lớn trong liên minh với OPEC – đang phát tín hiệu phản đối đề xuất cắt giảm nguồn cung. Hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Năng lượng Nga, Alexander Novak, cho biết ông không chắc là thị trường dầu sẽ rơi vào tình trạng dư cung vào năm tới.

“Do đó, bây giờ, chúng ta không nên đưa ra bất kỳ quyết định nào một cách vội vàng”, ông Novak nhận định. “Chúng ta cần phải xem xét tình hình vô cùng kỹ lưỡng để xem nó sẽ diễn biến ra sao, và từ đó chúng ta không phải thay đổi lộ trình 180 độ sau mỗi tháng”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Giá dầu tăng hơn 1% sau quyết định của Ả-rập Xê-út (12/11/2018)

>   OPEC và đồng minh cảnh báo thị trường dầu có thể rơi vào trạng thái dư cung vào năm 2019 (12/11/2018)

>   Ả-rập Xê-út tính giảm xuất khẩu dầu thô trong tháng 12/2018 (12/11/2018)

>   Giá dầu vừa thực hiện điều chưa từng có tiền lệ trong hơn 30 năm (10/11/2018)

>   Dầu WTI sụt hơn 4.5% trong tuần lao dốc thứ 5 liên tiếp (10/11/2018)

>   Lao dốc 9 phiên liền, dầu WTI bước vào thị trường con gấu (09/11/2018)

>   Ông Trump: “Nhờ tôi, giá dầu mới giảm” (08/11/2018)

>   Mỹ bơm dầu vượt mặt Nga và Ả-rập Xê-út, OPEC phản ứng ra sao? (08/11/2018)

>   Dầu WTI xuống đáy gần 8 tháng khi nguồn cung tại Mỹ tăng liền 7 tuần (08/11/2018)

>   Giảm 7 phiên liền, dầu WTI chứng kiến chuỗi lao dốc dài nhất trong gần 20 tháng (07/11/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật