Thứ Bảy, 10/11/2018 07:36

Dầu WTI sụt hơn 4.5% trong tuần lao dốc thứ 5 liên tiếp

Các hợp đồng dầu WTI tương lai giảm phiên thứ 10 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (09/11), nới rộng đà sụt giảm vào thị trường con gấu, khi sự gia tăng sản lượng làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung, MarketWatch đưa tin.

Hôm thứ Năm (08/11), dầu WTI đã rơi vào thị trường con gấu, vốn thường sụt ít nhất 20% từ mức đỉnh gần đây, kết thúc thị trường con bò dài nhất kể từ đầu năm 2015.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12 trên sàn Nymex lùi 48 xu (tương đương 0.8%) xuống 60.19 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 08/03/2018, dữ liệu từ FactSet cho thấy. Tuần qua, hợp đồng này đã sụt 4.7%, đánh dấu 5 tuần lao dốc liên tiếp.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 1 trên sàn Luân Đôn mất 47 xu (tương đương 0.7%) còn 70.18 USD/thùng, qua đó góp phần nâng tổng mức giảm trong tuần lên 3.6%. Dầu Brent đã sụt 19% từ mức đỉnh hồi tháng 10 và đang dao động gần thị trường con gấu.

Hiện hợp đồng dầu WTI đã giảm 10 phiên không ngừng nghỉ, đánh dấu chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 7/1984, dữ liệu từ Dow Jones Market cho thấy.

Matt Cook, Phó giám đốc biên tập thị trường dầu thô và nhiên liệu Mỹ tại S&P Global Platts, nhận định: “Đà lao dốc chúng ta thấy trong vài phiên gần đây là sự phản ánh đà tăng của nguồn cung mà chúng ta đã thấy trong nước những tuần qua. Cụ thể, dự trữ dầu thô tại Mỹ đã tăng 7 tuần qua”.

Nhìn chung, sản lượng dầu thô của Ả-rập Xê-út, Nga và Mỹ đã nhảy vọt trước các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành dầu mỏ Iran, vốn được dự báo sẽ góp phần làm thắt chặt nguồn cung dầu thô toàn cầu. Các lệnh trừng phạt bắt đầu có hiệu lực hồi đầu tuần này, nhưng Mỹ đã cấp miễn trừ tạm thời cho 8 nước, cho phép các nước này tiếp tục mua dầu từ Iran.

Hôm thứ Tư (07/11), Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng tại Mỹ đã tăng 400,000 thùng/ngày lên mức kỷ lục 11.6 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 02/11/2018.

Vào ngày thứ Sáu, dữ liệu từ Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ cộng 12 giàn lên 886 giàn trong tuần này, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/2018, qua đó cho thấy đà tăng trưởng của sản lượng.

Trong khi đó, S&P Global Platts đưa tin hôm thứ Năm rằng Ủy ban Giám sát Bộ trưởng chung (JMMC) có thể đề xuất cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày để bù đắp vào đà tăng sản lượng từ Nga và Ả-rập Xê-út.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng xăng giao tháng 12 lùi 1.4% xuống 1.521 USD/gallon, qua đó góp phần nâng tổng mức lao dốc trong tuần lên 5.1%. Trong khi đó, hợp đồng dầu sưởi giao tháng 12 nhích 0.2% lên 2.173 USD/gallon, nhưng gần như đi ngang trong tuần qua.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Lao dốc 9 phiên liền, dầu WTI bước vào thị trường con gấu (09/11/2018)

>   Ông Trump: “Nhờ tôi, giá dầu mới giảm” (08/11/2018)

>   Mỹ bơm dầu vượt mặt Nga và Ả-rập Xê-út, OPEC phản ứng ra sao? (08/11/2018)

>   Dầu WTI xuống đáy gần 8 tháng khi nguồn cung tại Mỹ tăng liền 7 tuần (08/11/2018)

>   Giảm 7 phiên liền, dầu WTI chứng kiến chuỗi lao dốc dài nhất trong gần 20 tháng (07/11/2018)

>   Phân tích kỹ thuật Hàng hóa tháng 11/2018: Đi xuống đồng loạt trừ khí thiên nhiên (09/11/2018)

>   Giá xăng giảm sâu từ 15h ngày 06/11 (06/11/2018)

>   Hết quý 3/2018, số dư của Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn hơn 3,000 tỷ đồng (06/11/2018)

>   Dầu WTI giảm liền 6 phiên khi lệnh trừng phạt của Mỹ được kích hoạt (06/11/2018)

>   Triển vọng ngành khí thiên nhiên: Kỳ 2 (07/11/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật