Thứ Năm, 29/11/2018 13:00

Có thực sự cần thiết thành lập Quỹ bảo vệ nhà đầu tư?

Dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi đang đi đến giai đoạn cuối cùng để có thể được Quốc hội thông qua trong năm 2019. Tuy nhiên nhiều vấn đề lớn vẫn còn đang tranh luận trong cuộc gặp mặt với đại diện của nhiều đơn vị liên quan mà ở bài viết này tôi muốn đề cập đến nội dung thành lập Quỹ bảo vệ nhà đầu tư.

* Quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán sẽ tạo thêm gánh nặng chi phí cho nhà đầu tư?

Đây là nội dung không mới bởi nó đã từng được lấy ý kiến từ cách đây 5 năm. Tuy nhiên ở bản dự thảo lần này tiếp tục nhận được những ý kiến cho rằng cần xem xét thấu đáo trước khi Luật hóa. Với hơn 5 năm đề xuất nhưng đến nay vấn đề này chưa thể thực hiện có lẽ là do vẫn còn những bất cập. Theo các cơ quan quản lý, việc thành lập Quỹ này là hết sức cần thiết và đã được nhiều quốc gia áp dụng. Tuy nhiên, những đối tượng có tác động liên quan là công ty chứng khoán (CTCK) và nhà đầu tư (NĐT) vẫn còn nhiều thắc mắc chưa có lời giải đáp cụ thể.

Trước khi bàn về điều này hãy nhìn sang lĩnh vực Ngân hàng khi mà Quỹ bảo vệ tiền gửi cũng đã được luật hóa từ rất lâu. Các Ngân hàng hiện nay cũng đã đóng góp vào đó một khoản tiền không hề nhỏ nhưng giá trị mà quỹ này mang lại chưa rõ ràng. Cụ thể hơn là chưa có người gửi tiền nào được bồi hoàn trong khi đã có rất nhiều trường hợp người dân gửi tiền bị mất do lòng tham của chính những cán bộ Ngân hàng đó. Hơn nữa giá trị bảo hiểm cao nhất là 75 triệu đồng so với số tiền gửi là quá ít và không thể bù đắp thiệt hại.

Việc lấy dự thảo lập Quỹ bảo vệ NĐT trong dự thảo Luật lần này chỉ nêu ra rằng “để hoàn trả một phần cho nhà đầu tư trong trường hợp công ty chứng khoán mất khả năng hoàn trả tài sản của nhà đầu tư đã nhận quản lý hoặc phá sản”. Nếu nội dung chỉ bao hàm như vậy e rằng chưa đủ và có lẽ không thực sự cần thiết nếu các thành viên từ cơ quan quản lý cho đến CTCK thực thi đúng trách nhiệm theo các quy định đã ban hành.

Vẫn còn những câu hỏi nữa được đặt ra là những NĐT là cổ đông của chính CTCK bị phá sản đó liệu có được bồi thường khi công ty phá sản. Chúng ta mới chỉ đang nhìn nhận rằng NĐT một cách chung chung là những người đang giao dịch có tài sản tại đó mà thôi. Thứ nữa khi dòng tiền lớn chuyển về Quỹ thì liệu chúng có nằm im tại đó hay tiền lại được sử dụng như công cụ đầu tư sinh lời và từ đó chúng ta lại phải sinh ra một hệ thống quản lý nó...

Trước hết cần nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam. Có thể nói rằng những năm 2007-2008 khi mà TTCK bất ngờ bật tăng khiến nhà nhà đua nhau mở CTCK. Số lượng CTCK tăng nhanh đến hơn 100 và sau đó xẹp xuống sau khi khủng hoảng nổ ra. Tất yếu trong sự kiện bùng nổ này đã có nhiều cái tên ra đi như SME, Tràng An... và nhiều vấn đề nảy sinh khác. Điều này đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong việc quản trị rủi ro đối với hoạt động của CTCK.

Đối với các cơ quan quản lý họ đã ban hành nhiều văn bản như Luật, Nghị định, Thông tư quy định rất rõ nhằm hạn chế những phạm vi có thể gây ra rủi ro hệ thống như đầu tư trái ngành, tỷ lệ đầu tư vào một ngành, một doanh nghiệp hay những quy định rất rõ về việc cấp margin...

Đối với CTCK, bản thân họ cũng đã nhận thấy những rủi ro đã từng xảy ra. Vì thế bất cứ CTCK nào cũng đều có những bộ phận quản lý giám sát rủi ro. Hệ thống phần mềm vốn dễ bị thao túng cũng đã được nâng cấp và chủ yếu chuyển sang cho đối tác thứ 3 là những công ty công nghệ chuyên cung cấp phần mềm xử lý. Điều này vừa tạo ra sự chuyên nghiệp, vừa quản lý khách quan đồng thời sẽ tạo ra sự phân cấp rõ ràng. Trên hệ thống này việc phân cấp, phân quyền cũng rất chặt chẽ nhằm tránh việc tác động đến hệ thống dữ liệu.

Đối với từng cá nhân NĐT, bản thân họ cũng đã ý thức được rủi ro mà mình ở thế yếu khó mà đòi hỏi được quyền lợi. Vì thế họ đã chủ động tìm đến những CTCK có quy mô lớn và tiếng tăm trên thị trường. Bản thân mỗi NĐT cũng luôn tìm cách né tránh rủi ro từ sai lầm của những người đi trước.

Tuy nhiên rủi ro là hoàn toàn có thể xảy ra bởi lòng tham con người có thể phá vỡ mọi quy tắc chung đã xây dựng. Vậy thì rủi ro để CTCK phá sản giai đoạn này sẽ đến như thế nào?

Từ hơn 100 CTCK sau nhiều năm đến nay chỉ còn khoảng 60 công ty đang hoạt động. Nếu so với số đã phá sản, đóng cửa sáp nhập thì vẫn còn một số Công ty đang tồn tại trên giấy tờ. Với nhiều Công ty hiện tại đã bị các Sở khóa lại làm sao có thể giao dịch. Ngay cả những NĐT hẳn sẽ không còn duy trì tài khoản ở đây bởi họ đã chuyển hết sang CTCK khác. Nếu như chúng ta trực tiếp thông tin đến với những khách hàng còn lại đang lưu ký tại CTCK bị kiểm soát này thì liệu có xảy ra rủi ro hay không?

Đối với những CTCK đang hoạt động thì rủi ro phá sản đến từ đâu. Nếu nhìn lại lịch sử hầu hết xuất phát từ việc Ban lãnh đạo công ty làm ăn dối trá, không có đạo đức kinh doanh đã sử dụng tiền của NĐT kinh doanh sang các lĩnh vực khác. Còn hiện nay, Luật Chứng khoán hiện hành cũng đã quy định rất rõ tiền khách là Ngân hàng quản lý còn chứng khoán là do Trung tâm lưu ký giám sát. Vậy tại sao vẫn để một số CTCK sử dụng tiền của NĐT mà không tiếp tục gây áp lực để họ chuyển sang thanh toán 3 bên như nhiều CTCK khác? Các bước có thể khiến CTCK rơi vào phá sản có thể liên quan đến 2 nội dung lớn là tự doanh và cho vay margin. Thực tế, đã có nhiều văn bản quy định rất rõ với 2 nội dung trên nhằm đảm bảo tính an toàn. Nếu chúng ta quản lý chặt chẽ 2 vấn đề này thì rõ ràng rủi ro đã được loại bỏ.

Vẫn còn những câu hỏi nữa được đặt ra là những NĐT là cổ đông của chính CTCK bị phá sản đó liệu có được bồi thường khi công ty phá sản. Chúng ta mới chỉ đang nhìn nhận rằng NĐT một cách chung chung là những người đang giao dịch có tài sản tại đó mà thôi. Thứ nữa khi dòng tiền lớn chuyển về Quỹ thì liệu chúng có nằm im tại đó hay tiền lại được sử dụng như công cụ đầu tư sinh lời và từ đó chúng ta lại phải sinh ra một hệ thống quản lý nó...

Vậy thay vì lập Ban bảo vệ như vậy chúng ta hãy tăng cường giám sát và yêu cầu các CTCK tuân thủ theo Pháp luật. Những người làm trái quy định cần bị trừng trị đích đáng nêu gương cho người khác.

Nguyễn Hữu Bình - Phó Giám đốc đầu tư Tổng Công ty Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội

FILI

Các tin tức khác

>   CBS: Quy chế nội bộ về quản trị công ty (21/11/2018)

>   Quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán sẽ tạo thêm gánh nặng chi phí cho nhà đầu tư? (14/11/2018)

>   Dự thảo sửa đổi Luật Chứng khoán: Doanh nghiệp đang khúc mắc ở điểm nào? (14/11/2018)

>   Nghị định 151: Nhóm điều kiện kinh doanh chứng khoán được cắt giảm nhiều nhất (13/11/2018)

>   Từ năm 2019, chứng khoán Việt Nam sẽ được giám sát chặt chẽ hơn? (13/11/2018)

>   Chính phủ sửa một số quy định về casino, chứng khoán (09/11/2018)

>   C32: Quyết định của HĐQT về việc ban hành Quy chế công bố thông tin (05/11/2018)

>   Tiền khô (02/11/2018)

>   Quản lý thị trường chứng khoán, nhìn từ Úc (28/10/2018)

>   UBCKNN lấy ý kiến về chuyển nhượng vốn Nhà nước và IPO theo phương thức dựng sổ (19/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật