Thứ Sáu, 02/11/2018 16:53

Các quỹ Chính phủ Trung Quốc đổ vốn vào ETF, chuyển sang đầu tư thụ động?

Nhà đầu tư Trung Quốc – bao gồm cả National Team – đang đổ xô mua cổ phiếu của nước nhà, chỉ không phải là mua trực tiếp mà thông qua quỹ ETF.

National Team – một nhóm các nhà đầu tư, công ty môi giới và quỹ được hậu thuẫn bởi Chính phủ – được lập ra trong năm 2015 với mục đích hỗ trợ cho thị trường chứng khoán trong giai đoạn thị trường biến động trong mùa hè năm đó. Còn nhớ, trong năm 2015, chỉ số Shanghai Composite lao dốc hơn 40%, và chật vật hồi phục sau đó.

Tổng cộng 255 quỹ ETF bám sát cổ phiếu Trung Quốc hút ròng 7.34 tỷ USD trong tháng 10/2018, dựa trên dữ liệu từ Bloomberg. Đây là tháng hút ròng mạnh kỷ lục của quỹ ETF cổ phiếu Trung Quốc và cao hơn gần 20% so với tháng bơm vốn kỷ lục trước đó là 6.14 tỷ USD trong đợt bán tháo chứng khoán năm 2015. Tháng trước, chỉ số Shanghai Composite lao dốc gần 8% và đang hướng tới chuyện ghi nhận năm giảm mạnh nhất kể từ năm 2011.

Tháng 10 vừa qua, Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình, hứa sẽ hỗ trợ liên tục cho các công ty tư nhân, đồng thời cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc cam kết dẫn dắt thêm dòng vốn dài hạn vào thị trường chứng khoán.

Đợt mua vào chứng chỉ quỹ ETF làm gợi nhớ lại các biện pháp giải cứu thị trường từ 3 năm về trước, khi các quỹ dưới quyền kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng tới quỹ ETF để cố gắng ngăn chặn đà giảm của thị trường chứng khoán, Xu Xiaoqing, Giám đốc quản lý tại Preston Asset Management, cho hay. Năm quỹ liên kết với National Team đã bán bớt cổ phiếu và trái phiếu trong quý 3/2018, và cũng là một dấu hiệu cho thấy các quỹ Chính phủ có thể chuyển hướng sang đầu tư thụ động thay vì can thiệp chủ động.

Đáng chú ý nhất, hai quỹ có liên kết với Chính phủ Trung Quốc vừa bán ra toàn bộ cổ phiếu và trái phiếu trong quý 3/2018 mà không giải thích lý do tại sao họ lại làm thế.

Việc rút vốn ra khỏi quỹ CM Fengqing Flexible Allocation Fund và E Fund Ruihui Flexible Fund khiến tổng tài sản của họ giảm từ 4.5 tỷ USD (tháng 6/2018) xuống chỉ còn 296 triệu Nhân dân tệ (43 triệu USD) vào thời điểm cuối quý 3/2018, dựa trên báo cáo hàng quý công bố trong ngày thứ Tư (24/10). Những gì còn lại chỉ là tiền gửi ngân hàng và các tài sản không xác định khác. Cả hai quỹ này – vốn được mô tả là phương tiện giải cứu thị trường trong năm 2015 của Trung Quốc – tiết lộ rằng họ đã rút 99% vốn trong quý 3/2018.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Nuôi hy vọng về đàm phán thương mại, Shanghai tăng hơn 2.5%, Hang Seng bứt phá hơn 1,000 điểm (02/11/2018)

>   Hang Seng tăng hơn 900 điểm sau khi ông Trump chỉ đạo nội các phác thảo thỏa thuận với Trung Quốc (02/11/2018)

>   Chứng khoán châu Á giữ vững đà tăng (02/11/2018)

>   TTCK đang truyền tải tín hiệu đáng sợ về nền kinh tế Trung Quốc (02/11/2018)

>   Apple tích tắc mất mốc 1 ngàn tỷ USD vốn hóa (02/11/2018)

>   Chứng khoán châu Á bật tăng, Hang Seng vọt hơn 650 điểm nhờ tin tốt về thương mại (02/11/2018)

>   Đón tin vui về thương mại, Dow Jones tăng hơn 900 điểm trong 3 phiên (02/11/2018)

>   Hang Seng tăng hơn 400 điểm vào phiên đầu tháng 11 (01/11/2018)

>   Sau làn sóng bán tháo, chứng khoán châu Á đi về đâu? (01/11/2018)

>   Chứng khoán châu Á giảm bớt đà tăng (01/11/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật