Thứ Hai, 05/11/2018 17:12

Bớt giảm vào cuối phiên, nhưng Hang Seng vẫn mất hơn 550 điểm

Thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương nhuốm sắc đỏ trong phiên ngày thứ Hai (05/11), khi nhà đầu tư lo ngại về triển vọng tăng trưởng toàn cầu, trong khi Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình, cố gắng định vị Trung Quốc là nước ủng hộ toàn cầu hóa trong một bài phát biểu quan trọng.

Khép lại phiên ngày thứ Hai (05/11), chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 344.67 điểm (tương ứng 1.55) xuống 21,898.99 điểm, còn Topix lùi 18.37 điểm (tương ứng 1.11%) xuống 1,640.39 điểm. Bên cạnh đó, chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 19.08 điểm (tương ứng 0.91%) xuống 2,076.92 điểm.

Diễn biến trên thị trường chứng khoán châu Á vào lúc khép phiên ngày 05/11
Nguồn: CNBC

Chứng khoán Trung Quốc cũng đồng loạt giảm điểm. Cụ thể, chỉ số Shanghai Composite hạ 11.04 điểm (tương ứng 0.41%) xuống 2,665.43 điểm, còn Shenzhen Composite giảm nhẹ xuống 1,351 điểm. Ở Hồng Kông, chỉ số Hang Seng lao dốc 551.96 điểm (tương ứng 2.08%) xuống 25,934.39 điểm.

Tỷ giá đồng Nhân dân tệ tại Trung Quốc dao động mức 6.9203đổi 1 USD, còn tỷ giá Nhân dân tệ ở nước ngoài dao động ở mức 6.9161 đổi 1 USD. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) thiết lập tỷ giá trung tâm tại mức 6.8976 đổi 1 USD. Được biết, NHTW Trung Quốc cho phép đồng Nhân dân tệ tăng/giảm tối đa 2% từ tỷ giá trung tâm thiết lập vào mỗi buổi sáng.

Chỉ số ASX 200 của Australia giảm 31.1 điểm (tương ứng 0.53%) xuống 5,818.10 điểm khi phần lớn lĩnh vực đều giảm. Lĩnh vực năng lượng lùi 1.31% khi nhóm cổ phiếu dầu khí đồng loạt bị bán tháo. Cổ phiếu Santos giảm 1.55%, Oil Search hạ 1.31% và Woodside Petroleum lao dốc 2.28%.

Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình

Bài phát biểu mở màn của ông Tập sẽ khởi đầu sự kiện Triển lãm Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc (CIIE) – dự kiến kéo dài cả tuần này và nhằm thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới với vai trò là một quốc gia tiêu thụ hàng hóa toàn cầu. Sự kiện này có vẻ đối ngược với cuộc xung đột thương mại hiện tại giữa Bắc Kinh và Washington.

Trong suốt bài phát biểu, ông Tập liên tục lặp lại sự phản đối chủ nghĩa bảo hộ và định vị Trung Quốc là quốc gia ủng hộ mở cửa và hợp tác quốc tế. Ông bàn luận nhiều về lợi ích của một nền kinh tế quốc tế cởi mở và cho biết Trung Quốc đang theo đuổi nới lỏng thêm các tiêu chuẩn để mở rộng khả năng tiếp cận thị trường tới phần còn lại của thế giới.

Mỹ đã áp hàng rào thuế quan lên hàng tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Về phần mình, Bắc Kinh không thành công trong cuộc đàm phán về thuế quan bằng cách đề nghị mua thêm nhiều hàng hóa Mỹ, nhưng cuối cùng cũng phản ứng bằng cách áp thêm thuế lên hàng hóa Mỹ.

Tác động của cuộc chiến thương mại đang thể hiện rõ ràng khi các công ty ghi nhận chi phí sản xuất cao hơn và hạ triển vọng tương lai. Vào ngày thứ Sáu (02/11), ông lớn Alibaba hạ dự báo doanh số cả năm vì lo ngại về những tác động kinh tế từ cuộc chiến thương mại.

Bài phát biểu của ông Tập diễn ra 1 ngày trước khi người dân Mỹ hướng tới chỗ bỏ phiếu cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Giá dầu được theo dõi sát sao sau khi Mỹ chính thức tái áp đặt các lệnh trừng phạt lên Iran vào ngày thứ Hai (05/11).

Tuần trước, xuất hiện các nguồn tin cho biết chính quyền Donald Trump sẽ đưa ra 8 trường hợp ngoại lệ được phép tiếp tục nhập khẩu dầu từ Iran. Ý tưởng ở đây là họ sẽ dần dần giảm lượng mua theo thời gian. Giá dầu giảm vào ngày thứ Sáu (02/11) khi nhà đầu tư lo lắng về tình trạng dư cung trên thị trường.

Giá dầu WTI giảm 0.52% xuống 62.81 USD/thùng vào sáng ngày thứ Hai (05/11), còn giá dầu Brent lùi 0.3% xuống 72.61 USD/thùng.

Các ngân hàng trung ương ở Mỹ, Australia và New Zealand sẽ họp trong tuần này.

“Dự là sẽ không có bất kỳ thay đổi gì trong chính sách của ba ngân hàng này. Thế nhưng, chúng tôi tiếp tục kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 2.5% vào tháng 12/2018”, Richard Grace, Trưởng Bộ phận chiến lược tiền tệ và là Trưởng Bộ phận kinh tế quốc tế tại Commonwealth Bank, cho biết trong một báo cáo.

Đà giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu vẫn là nỗi lo ngại đối với các nhà đầu tư – tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu vì căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại.

Ngoài ra, còn xuất hiện thêm các chỉ báo khác về sự giảm tốc tăng trưởng, bao gồm sự suy giảm của chỉ số PMI – một chỉ báo về tình hình kinh tế của lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ – ở khắp châu Á, theo Felicity Emmett từ ANZ Research.

“Trong một môi trường tăng trưởng đang giảm tốc và đà suy giảm thanh khoản, tính biến động trên thị trường dường như không có khả năng suy giảm xuống mức của những ngày xưa cũ”, Emmett cho biết trong báo cáo buổi sáng.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Hang Seng “bay” hơn 700 điểm sau bài phát biểu của ông Tập Cận Bình (05/11/2018)

>   Chứng khoán châu Á đỏ lửa đầu phiên, hồi hộp theo dõi bài phát biểu của Tập Cận Bình (05/11/2018)

>   Trader Mỹ “dán” mắt vào màn hình 16-18 tiếng/ngày vì những dòng tweet của Donald Trump (04/11/2018)

>   Phố Wall giảm điểm sau nhiều luồng thông tin trái chiều về thương mại (03/11/2018)

>   Khối ngoại rót vốn kỷ lục 2.5 tỷ USD vào chứng khoán Trung Quốc (02/11/2018)

>   Các quỹ Chính phủ Trung Quốc đổ vốn vào ETF, chuyển sang đầu tư thụ động? (02/11/2018)

>   Nuôi hy vọng về đàm phán thương mại, Shanghai tăng hơn 2.5%, Hang Seng bứt phá hơn 1,000 điểm (02/11/2018)

>   Hang Seng tăng hơn 900 điểm sau khi ông Trump chỉ đạo nội các phác thảo thỏa thuận với Trung Quốc (02/11/2018)

>   Chứng khoán châu Á giữ vững đà tăng (02/11/2018)

>   TTCK đang truyền tải tín hiệu đáng sợ về nền kinh tế Trung Quốc (02/11/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật