Thứ Bảy, 27/10/2018 11:17

VietinBank bắt quả tang người Trung Quốc rút trộm tiền ATM

Lấy trộm tiền khách hàng tại Ninh Bình, nhưng các đối tượng người Trung Quốc đến các cây ATM ở Lào Cai để rút tiền nhằm đánh lạc hướng và tiện bề tẩu thoát về nước sau khi thực hiện trót lọt phi vụ.

Tội phạm thẻ bùng phát, đặc biệt ở thời điểm cuối năm. Thời gian qua các ngân hàng liên tục phát đi các cảnh báo đối với người dùng. Ảnh: T.L.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 26-10, ông Phùng Duy Khương - Phó tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank, CTG) - cho biết ngân hàng này vừa bắt quả tang đối tượng người Trung Quốc rút trộm tiền trong tài khoản thẻ ATM của khách hàng.

Trước đó vào ngày 20-10, VietinBank nhận được một số khiếu nại của khách hàng về việc không giao dịch nhưng bị trừ tiền trong thẻ ATM. Giao dịch thực hiện vào khoảng cuối ngày 20-10, một số trường hợp đã bị rút sạch tiền. 

Sau đó ngân hàng đã theo dõi trên hệ thống, khoanh vùng và phát hiện các đối tượng trộm tiền đã chế tạo thẻ giả và rút tiền tại ATM ở Lào Cai. Nhân viên VietinBank và bảo vệ ngân hàng đã vây bắt khi đối tượng đang rút tiền trong buồng ATM và giao cho cơ quan công an. 

Ở thời điểm bắt quả tang, đối tượng đã rút ở một vài cây ATM được số tiền mặt hơn 100 triệu đồng. Ngân hàng đã thu hồi ngay số tiền này để trả lại khách hàng.

"Các đối tượng này nghiên cứu rất kỹ quy luật hoạt động của ngân hàng. Các ngày trong tuần khi tiếp quỹ nhân viên ngân hàng cũng đồng thời kiểm tra kỹ buồng ATM xem có thiết bị lạ nào hay không. Do vậy các đối tượng này đã gắn thiết bị đánh cắp thông tin thẻ và máy quay để quay lại mật khẩu vào thời điểm cuối tuần. 

Ngoài ra chúng còn dùng chiêu đánh cắp thông tin thẻ ở một nơi và rút tiền ở một nơi khác nhằm đánh lạc hướng và cũng là để dễ tẩu thoát về nước sau khi thực hiện trót lọt phi vụ", ông Khương nói thêm. 

Thời gian gần đây tội phạm thẻ bùng phát rất mạnh, ngoài phương thức gắn thiết bị nhằm đánh cắp thông tin thẻ tại cây ATM sau đó chế tạo thẻ ATM giả để rút tiền, tội phạm còn dùng nhiều chiêu thức khác như giả là người quen nhờ nhận tiền từ nước ngoài chuyển về để lừa lấy cắp thông tin, mã OTP nhằm đánh cắp tiền trong tài khoản. Có trường hợp tội phạm xâm nhập vào hệ thống email của công ty để thay đổi thông tin về người hưởng trên hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng.

Sau hàng loạt cảnh báo, ngân hàng bắt đầu áp dụng biện pháp mạnh hơn để chống tội phạm thẻ. Từ giữa tháng 10, Sacombank đã áp dụng phương thức xác thực mới khi giao dịch bằng thẻ nội địa. Theo đó ngoài mã PIN người rút tiền phải nhập dãy số ngẫu nhiên là một trong những thông tin cá nhân mà chủ thẻ đã đăng ký với ngân hàng như số CMND (hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu), số điện thoại hoặc ngày tháng năm sinh.

Trường hợp nhập sai quá 3 lần thì thẻ sẽ bị khoá và chủ thẻ sẽ phải liên hệ tổng đài, đến trực tiếp ngân hàng hoặc nhắn tin theo cú pháp quy định… để mở khóa thẻ.

A.Hồng

Tuổi Trẻ

Các tin tức khác

>   Từ vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng: Đừng cào bằng mọi vi phạm! (27/10/2018)

>   Phương pháp giúp doanh nghiệp bội thu hàng triệu khách hàng (29/10/2018)

>   Thống đốc Lê Minh Hưng: Sẽ sửa quy định 'đổi 100 USD, phạt 90 triệu đồng' (26/10/2018)

>   Không nên tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá (26/10/2018)

>   HDBank báo lãi 9 tháng gấp rưỡi cùng kỳ (26/10/2018)

>   Vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng: Chủ tiệm vàng sẽ khởi kiện? (26/10/2018)

>   Phúc thẩm đại án TrustBank: VKS đề nghị bác kháng cáo của Hứa Thị Phấn, CB Bank (26/10/2018)

>   Lãi ròng 9 tháng gấp 3.2 lần cùng kỳ, chất lượng nợ vay của VietCapitalBank ra sao? (25/10/2018)

>   Hứa Thị Phấn là người cầm đầu, chủ mưu hàng loạt vi phạm (25/10/2018)

>   Đổi 100 USD bị phạt 90 triệu: Ngân hàng Nhà nước nói gì? (25/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật