Thứ Ba, 02/10/2018 06:33

Vay online, lãi suất tới 700%/năm, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh hoạt động tín dụng với tổ chức tín dụng và không chịu trách nhiệm quản lý tín dụng đen.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng thông tin tại họp báo. Ảnh:XH

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9.2018 vào chiều 1.10, liên quan tới vấn đề cho vay trực tuyến được báo chí phản ánh gần đây, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Thống đốc NHNN cho hay: Trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động của hệ thống ngân hàng, NHNN liên tục rà soát, chỉnh sửa, bổ sung những quy định về cho vay. Trong đó, có những quy định về cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng được thực hiện (Thông tư 39).

Bên cạnh đó, NHNN có ban hành một văn bản riêng đối với tín dụng tiêu dùng của các công ty cho vay tài chính. Việc phát triển mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng của các công ty này giúp cho người dân tiếp cận được nguồn vốn từ kênh chính thức, hạn chế không phải tiếp cận nguồn tín dụng đen.

NHNN đã chỉ đạo tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động tại khu vực vùng sâu vùng xa và phát triển tài chính vi mô. Ngân hàng chính sách xã hội cũng được giao tiếp cận người dân nghèo, các đối tượng có thu nhập thấp, vùng sâu vùng xa. Bản thân các tổ chức tín dụng cũng được yêu cầu chấn chính hoạt động cho vay tiêu dùng.

Giao diện website vay tiền trực tuyến. Ảnh chụp màn hình.

Bà Hồng cho biết, “việc quản lý đối với tín dụng đen không thuộc trách nhiệm quản lý của NHNN”.

Tuy nhiên, tình trạng tín dụng đen trực tiếp gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, vi phạm pháp luật. NHNN thời gian qua đã tích cực phối hợp rà soát tình trạng này. Theo Phó Thống đốc, NHNN đã kiến nghị lên Chính phủ để cùng các Bộ ban ngành quản lý chung hoạt động tín dụng để hạn chế tín dụng đen tràn lan.

Trước đó, báo chí phản ánh về tình trạng “nở rộ” cho vay trực tuyến với lãi suất lên tới 700%/năm. Ngoài việc lãi suất “cắt cổ”, các thủ tục vay trực tuyến cũng tương đối giống việc vay nặng lãi bên ngoài khi khách hàng cũng phải để lại số điện thoại đồng nghiệp, người thân để bên cho vay gọi điện xác nhận.

Trường hợp không liên lạc được với người vay, đây sẽ là những số điện thoại bị nhắc tới để đòi nợ. Thậm chí, toàn bộ thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng, số chứng minh nhân dân, địa chỉ… của người đi vay cũng sẽ bị bên cho vay nắm giữ.

HUYÊN NGUYỄN

LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   Nhìn lại 6 mục tiêu tái cơ cấu tổ chức tín dụng (01/10/2018)

>   Những yếu tố tạo nên thành công của hợp tác Sacombank và Dai–ichi Life Việt Nam (01/10/2018)

>   Các nước quản lý mô hình vay trực tuyến thế nào? (01/10/2018)

>   Mua sắm online với thẻ phi vật lý Sacombank (01/10/2018)

>   Sacombank miễn phí dịch vụ và ưu đãi lớn cho khách hàng doanh nghiệp (02/10/2018)

>   Ai chịu thiệt lớn nhất trong giao dịch vay online lãi suất tới 700%? (01/10/2018)

>   Thị trường tài sản - Nạn nhân của chính sách thắt chặt? (01/10/2018)

>   Đòi nợ kiểu 'tra tấn' khách hàng (01/10/2018)

>   Các chỉ tiêu tiền tệ tiếp tục tăng trưởng thấp trong 9 tháng 2018 (29/09/2018)

>   Hai áp lực đang đến gần với ngân hàng Việt (29/09/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật