Nhịp đập Thị trường 05/10: Nhà đầu tư kéo nhau “chạy mất dép”
Giao dịch về cuối phiên chiều khá bi quan khi các chỉ số thị trường đều đóng cửa ở mức thấp nhất trong phiên.
VN-Index kết phiên giao dịch giảm 15.23 điểm tương đương 1.49% xuống mức 1,008.39 điểm. HNX-Index giảm 1.37% xuống mức 114.67 điểm.
Độ rộng toàn thị trường nghiêng hẳn về bên bán với 168 mã tăng điểm và 292 mã giảm điểm. Chỉ có 6 ngành trong tổng số 25 ngành là tăng điểm cho thấy sự bi quan của nhà đầu tư là khá lớn trong ngắn hạn.
Ngành khai khoáng dẫn đầu về mức giảm khi điều chỉnh 4.45%. Đây là do sự ảnh hưởng tiêu cực từ đà lao dốc của giá dầu thế giới. Tuy nhiên, ngành ngân hàng cũng không kém nhiều khi giảm tới 3.58%. Tuy nhiên, vẫn còn đó những điểm sáng như TPB, STB, VCB…
Riêng STB thì giá vẫn đang nằm trên Rising Window nên rủi ro điều chỉnh không lớn.
Ngành bảo hiểm là bất ngờ lớn của phiên giao dịch hôm nay khi hầu hết cổ phiếu trong ngành như BVH, VNR, MIG… đều đi ngang hoặc tăng.
Khối ngoại bán ròng 379.1 tỷ trên HOSE và mua ròng 3.59 trên HNX. Nếu khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trong thời gian tới thì rủi ro sẽ tăng cao.
14h: Tiếp tục giảm sâu
Bên bán chiếm ưu thế lớn khiến cho chỉ số lao dốc ngày càng mạnh.
Bắt đầu phiên chiều, VN-Index rơi về mức 1,013 điểm, giảm 1%. Lực cầu bắt đáy đã xuất hiện ở một số mã lớn.
Độ rộng toàn thị trường nghiêng vẫn nghiêng về bên bán với 147 mã tăng điểm và 280 mã giảm điểm. Điều này cho thấy bên bán đang mạnh dần lên và kéo thị trường tiếp tục lao dốc mạnh.
Chỉ có 7 ngành tăng điểm trong tổng số 25 ngành trên thị trường. Các cổ phiếu ngành dầu khí là đầu tàu kéo thị trường tăng điểm trong những phiên trước đã không còn trụ vững trong phiên hôm nay.
Ngành sản phẩm cao su cũng thuộc nhóm giảm mạnh nhất thị trường với các mã CSM, DRC… đều điều chỉnh. Riêng giá DRC đang test lại trendline trung hạn (tương đương vùng 25,700-26,300). Nếu ngưỡng này thủng thì nguy cơ về lại đáy cũ 19,000 là rất lớn.
Biến động của DRC trong vòng 9 tháng qua
Phiên sáng: Đột ngột giảm mạnh
Các mã cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng, tiện ích, khai khoáng, bất động sản… đi xuống khiến thị trường lao dốc.
Kết phiên sáng, VN-Index đạt mức 1,015.6 điểm, giảm 0.78%; HNX-Index dừng tại mức 115.74 điểm, tương đương mức giảm 0.45%.
Giao dịch trên cả hai sàn ở mức vừa phải cho thấy tâm lý nhà đầu tư khá thận trọng. Cung cầu nghiêng về bên bán với 145 mã tăng và 260 mã giảm.
Về nhóm ngành, ngành ngân hàng là “động lực” chính khiến thị trường giảm điểm. Sự lao dốc của BID, SHB, CTG… đã khiến ngành này đi xuống.
Tuy nhiên, các mã TPB, STB… vẫn đang giữ giá tốt. Riêng TPB thì giá đang tích lũy tại vùng 25,500-27,000 nên ít rủi ro.
Biến động của TPB trong vòng 4 tháng qua
Ngành dầu khí cũng lao dốc mạnh theo đà giảm của giá dầu. Các mã GAS, PVD, PVS, PVB… giảm mạnh. Dự kiến tình trạng này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.
10h30: Rung lắc tiếp tục diễn ra
Số ngành giảm vẫn đang khá nhiều trong bối cảnh nhà đầu tư giao dịch khá bi quan bởi áp lực từ thị trường tài chính thế giới.
Độ rộng toàn thị trường nghiêng vẫn nghiêng về bên bán với 136 mã tăng điểm và 222 mã giảm điểm. Điều này cho thấy bên bán đang mạnh dần lên và kéo thị trường tiếp tục giảm điểm.
Ngoài ngành ngân hàng và dầu khí thì ngành thực phẩm-đồ uống cũng là ngành có nhiều “đóng góp” khiến thị trường lao dốc. Các cổ phiếu chính trong ngành này như VNM, MSN, SAB đều giảm.
Riêng VNM thì giá đang ở khá gần đáy cũ 120,000-132,000. Vì vậy, khả năng sụt giảm sâu không lớn. Việc mua vào khi giá VNM về gần vùng này được ủng hộ mạnh mẽ.
Biến động của VNM trong vòng 12 tháng qua
Mở cửa: Điều chỉnh sớm
Thị trường Mỹ và giá dầu cùng lao dốc mạnh tạo sức ép tâm lý cho các nhà đầu tư Việt Nam.
Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán vào đầu phiên khi có 109 mã tăng và 173 mã giảm.
VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) và FTSE Vietnam UCITS ETF (XFVT) đang discount hơn -1%. Nhà đầu tư cần thận trọng trước nguy cơ có lực xả từ các quỹ này trong ngắn hạn.
Có đến 14 trong 25 ngành giảm điểm trên thị trường. Ngân hàng và dầu khí là các ngành chính khiến thị trường lao dốc.
Các hợp đồng dầu thô quay đầu giảm mạnh vào ngày thứ Năm (04/10), trong đó dầu WTI ghi nhận phiên sụt giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 8/2018 đã khiến cho các cổ phiếu dầu khí biến động tiêu cực.
Mặc dù nhóm ngân hàng giảm mạnh nhưng một số cổ phiếu như MBB, VPB, TPB… vẫn giữ giá tốt và thậm chí tăng nhẹ.
Riêng giá VPB đang tích lũy trong vùng 24,000-26,500 với khối lượng khá cao.
Biến động của VPB trong vòng 12 tháng qua
Thế Phong
FILI
|