Thứ Năm, 04/10/2018 06:35

Luật sư: Cho vay nặng lãi đang có nhiều biến tướng

Thủ đoạn của các đối tượng cho vay nặng lãi là không bao giờ quy định lãi suất trong giấy cho vay, nên khó có căn cứ.

Thưa luật sư, việc cho vay bên ngoài các định chế tài chính có vi phạm pháp luật hay không?

- Ngoài các đơn vị được phép cấp phép cho vay như ngân hàng hay các tổ chức tài chính, người dân hoàn toàn có quyền cho nhau vay. Đây là hình thức cho vay dân sự, không phải là hoạt động tín dụng. Hình thức này tồn tại rất xa xưa và không thể phủ nhận trong đời sống, giúp người ta tương trợ lẫn nhau trong việc phát triển đời sống xã hội. Điều này nên khuyến khích, phát huy.

Thủ đoạn của các đối tượng cho vay nặng lãi là không bao giờ quy định lãi suất trong giấy cho vay, nên khó có căn cứ.

Tuy nhiên không quản lý được vấn đề này sẽ phát sinh ra việc cho vay nặng lãi. Tiếp đó, cho vay nặng lãi sẽ phát sinh ra rất nhiều những hệ lụy trong xã hội. Vì vậy, pháp luật đã quy định trong trường hợp cho vay nặng lãi dưới 100%/năm (trên 100%/năm) sẽ bị xử lý hành chính từ 5.000.000 - 15.000.000 đồng theo điểm d Khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Trong trường hợp cho vay nặng lãi trên 100% so với khoản tiền gốc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự năm 2015.

Việc cho vay nặng lãi, vay lãi suất đen đã có nhiều biến tướng, thậm chí có thể vay online với lãi suất lên đến 700%/năm. Làm thế nào cơ quan chức năng có thể xử lý được vấn đề này?

- Đúng là hiện nay có nhiều hình thức cho vay có biến tướng thành vay nặng lãi, như vay qua tiệm cầm đồ, vay online, vay tín chấp ngoài xã hội. Tuy nhiên, việc cho vay nặng lãi rất khó để xác định, xử lý. Thủ đoạn của các đối tượng cho vay nặng lãi không bao giờ quy định lãi suất trong giấy cho vay, khó có căn cứ. Thậm chí, đến mức đối tượng cho vay nặng lãi thường uy hiếp đến sức khỏe, tính mạng, tinh thần của đối tượng vay để đòi nợ.

Có nhiều vụ việc cho vay nặng lãi xảy ra nhiều hệ lụy và hậu quả kèm theo nhưng đến nay, hiếm trường hợp nào cho vay nặng lãi bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cơ quan chức năng TP.HCM vừa đưa ra phương án siết chặt quản lý các hiệu cầm đồ về hoạt động cho vay mà thật ra là cho vay nặng lãi. Vậy việc quản lý như thế có hiệu quả không hay chỉ mang tính hình thức?

- Đối với các hiệu cầm đồ từ xưa đến giờ vẫn có các hình thức quản lý. Quản lý ở việc cấp phép điều kiện kinh doanh phải có giấy phép về an ninh trật tự buộc các hiệu cầm đồ phải đặt dưới sự quản lý của công an khu vực. Theo tôi, hành lang pháp lý theo tôi thế là đủ rồi.

Nhưng thật ra họ núp bóng dưới hình thức cầm đồ để cho vay nặng lãi. Có những nơi, biển hiệu cầm đồ đổi thành ký gửi để lách cơ quan chức năng. Đấy là hình thức lách luật của các cá nhân tổ chức đang hoạt động cầm đồ chui.

Điều này dẫn đến đến rủi ro gì đối với người đi vay, thưa luật sư?

- Rủi ro đầu tiên cho người đi vay là phải chịu lãi suất  cao và trong trường hợp không trả được thì sẽ chịu mất đồ. Thứ 2, khi người đi vay không trả được thì các đối tượng cho vay sử dụng biện pháp đe dọa uy hiếp đến tinh thần, tính mạng. Vì vậy, người vay cần phải có những biện pháp để bảo vệ mình như: Sử dụng nguồn tài chính hợp pháp tức là cầm đồ, hay vay mượn ở các tổ chức tín dụng được phép; tự quản lý tài chính cá nhân tránh dẫn đến phải sự dụng quỹ tín dụng đen.

Theo ông, vì sao quỹ tín dụng đen có nhiều rủi ro nhưng người dân vẫn tìm đến tín dụng đen thay vì tìm đến các tổ chức tín dụng được cấp phép?

- Vì hiện trạng các ngân hàng bây giờ người vay không dễ dàng để tiếp cận được nguồn vốn tín dụng sạch. Để đi vay được ngân hàng là cả một quá trình, không nhanh chóng như sử dụng quỹ tín dụng đen. Theo tôi, lý do quan trọng nhất là khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng.

Bảo Yến

DÂN VIỆT

Các tin tức khác

>   Bùng nổ cuộc đua giao hàng, đồ ăn trực tuyến (03/10/2018)

>   'Tắc' dự án chống ngập 10.000 tỉ: Thành phố nhận lỗi, rồi sao? (03/10/2018)

>   Amazon, Alibaba dồn dập chiêu mộ nhà bán hàng Việt Nam (03/10/2018)

>   Nước ngoài "siết" truy xuất nguồn gốc nông sản (03/10/2018)

>   Ấn tượng bức tranh kinh tế quý 3/2018 qua các con số (02/10/2018)

>   Mời 58 hãng tàu lên làm việc về phế liệu tồn đọng (02/10/2018)

>   Parkson lại đóng cửa thêm một trung tâm thương mại tại Sài Gòn? (02/10/2018)

>   Bộ Thông tin & Truyền thông đề xuất cấm mua bán sim rác (02/10/2018)

>   Kiểm soát chi nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi (02/10/2018)

>   Nhập khẩu quặng và khoáng sản tăng kỷ lục (02/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật