Thứ Sáu, 26/10/2018 18:01

Chứng khoán Tuần 22-26/10: Sức ép dồn dập từ bên bán

Tâm lý thận trọng tăng cao khiến sức mua tiếp tục suy yếu. Trước áp lực thoát hàng ồ ạt, VN-Index đã đánh rơi hơn 55 điểm trong tuần qua. Dù vậy điểm tích cực là VN-Index vẫn giữ được ngưỡng 900 điểm về cuối tuần.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 22/10-26/10/2018

Giao dịch: Các chỉ số thị trường đồng loạt giảm điểm trong tuần qua. VN-Index kết thúc tuần giảm 6% đạt 900.82 điểm; HNX-Index đóng cửa tuần giảm 5.83% dừng tại 101.79 điểm.

Thanh khoản trên cả hai sàn đồng loạt giảm. Khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt hơn 148.84 triệu đơn vị/phiên, tăng 16.81% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình hơn 41.3 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 16.42%.

Sức ép từ bên bán đeo bám quyết liệt trên thị trường trong tuần qua. Ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường tài chính thế giới cùng sức mua suy yếu đã khiến VN-Index kết tuần đánh rơi đến hơn 55 điểm. Hai chỉ số VN-Index và VN30-Index cũng đồng loạt xuyên thủng các đường hỗ trợ mang tính hỗ trợ dài hạn.

Nhóm Large Cap bị đánh úp toàn diện trong tuần qua. Hàng loạt cổ phiếu trụ như VNM, VRE, VHM, GAS, PLX, VCB, CTG, BID… lao dốc với biên độ giảm giá lớn là nhân tố tác động mạnh lên các chỉ số thị trường trong tuần qua. Ngay cả thông tin KQKD quý 03/2018 được công bố ở nhiều cổ phiếu trong nhóm cũng không đủ lực giúp kích hoạt dòng tiền bắt đáy. Trong khi đó, hoạt động “tin ra là bán” lại diễn ra với cường độ cao thể hiện tâm lý tiêu cực của giới đầu tư.

Các nhóm Mid Cap, Small Cap và Micro Cap cũng không thoát khỏi xu hướng chung khi sắc đỏ chiếm ưu thế lớn. Nổi bật là nhóm Dệt may với TCM, GIL, STK… đồng thuận giảm. Trong đó TCM gây chú ý nhiều nhất khi chịu ảnh hưởng từ thông tin phá sản của Sears Holding. Các cổ phiếu Dầu khí như PXT, PVD, PVT, PVC… cũng đồng thuận giảm theo xu hướng chung của giá dầu thế giới.

Phiên cuối tuần, lực cầu giá cao xuất hiện ngay từ lúc mở cửa phiên nhưng không thể duy trì lâu khi thanh khoản quá cạn. Điều này đã tạo nên một bull trap trong phiên khi áp lực thoát hàng lan tỏa trên toàn thị trường. Điểm tích cực là VN-Index tạm thời giữ được mốc 900 điểm khi kết phiên.

Thanh khoản thị trường chưa cải thiện nhiều trong tuần qua khi dù tăng trưởng nhẹ nhưng có sự phân hóa mạnh giữa các ngày giao dịch. Lực bán ròng khối ngoại duy trì ổn định trên HOSE và là một nguyên nhân tạo áp lực lên thị trường.

Nhà đầu tư nước ngoài: Bán ròng gần 338 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại bán ròng trên HOSE với hơn 413 tỷ đồng và mua ròng trên HNX hơn 75 tỷ đồng.

Cổ phiếu đáng chú ý: Các cổ phiếu tăng giá mạnh đáng chú ý trên sàn HOSE là CMX tăng 38.96%, HSL tăng 19.14%, trên sàn HNX cổ phiếu DTD tăng 16.67%

CMX tăng 38.96%. Cổ phiếu liên tục tăng trần sau khi doanh nghiệp công bố KQKD quý 3/2018 khả quan. Lợi nhuận sau thuế tăng hơn 90% và EPS 4 quý gần nhất tăng vọt lên 4,975 đồng/cp.

HSL tăng 19.14%.  HSL cũng tăng vọt sau khi Sở giao dịch chứng khoán TPHCM ra công bố thay đổi số lượng cổ phiếu niêm yết của công ty này.

DTD tăng 16.67%. Dòng tiền đang đón đầu cổ phiếu này khi DTD sắp công bố KQKD quý 3/2018.

Các đại diện giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là ATG giảm 26.97%, LDG giảm 20.15%, PVD giảm 19.25%, TCM giảm 19.06%, VCI giảm 18.66%.

ATG giảm 26.97%. Sau chuỗi phiên tăng trần liên tiếp từ đầu tháng 9. Cổ phiếu ATG đang liên tục nằm sàn trong tình trạng bán tháo sau khi KQKD quý 3/2018 gây thất vọng khi LNST của ATG lỗ gần 500 tỷ đồng.

LDG giảm 20.15%. Cổ phiếu LDG đã sụt giảm mạnh trong tuần qua bất chấp KQKD quý 3/2018 doanh thu và lợi nhuận đều tăng đột biến hơn 4-5 lần. Cổ phiếu cũng đã có đợt tăng trưởng mạnh trong suốt thời gian qua nhiều khả năng đây là kịch bản “tin ra là bán” được diễn ra khá phổ biến.

PVD giảm 19.25%. PVD giảm mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ ảnh hưởng tiêu cực thì đà sụt giảm của giá dầu thế giới. Không chỉ PVD  mà các đại diện khác như GAS, PLX, PVT, PVC… cũng đồng thuận giảm.

TCM giảm 19.06%. TCM giảm mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ ảnh hưởng tiêu cực từ thông tin phá sản của khách hàng Sears Holding.

VCI giảm 18.66%. Trước sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán, nhóm ngành Tài chính cũng chịu ảnh hưởng mạnh. Trong đó VCI là cổ phiếu chứng khoán giảm mạnh nhất nhóm trong tuần qua.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA

Phòng Tư vấn Vietstock

FiLi

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 26/10: Tiếp tục thử thách mốc 900 điểm (26/10/2018)

>   Vietstock Daily 26/10: Sức mua sẽ được duy trì? (25/10/2018)

>   Chứng khoán phái sinh 26/10: Mở mua đầu phiên? (25/10/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 25/10: Gió Đông đã nổi lên, chỉ chờ bờ Tây tối nay (25/10/2018)

>   Chứng khoán phái sinh 25/10: Quan sát biến động basic (24/10/2018)

>   Vietstock Daily 25/10: Hy vọng cuối cùng tại vùng 880-900 điểm (24/10/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 24/10: Diễn biến ngày càng tiêu cực (24/10/2018)

>   Chứng khoán phái sinh 24/10: Tránh giữ vị thế qua đêm (23/10/2018)

>   Vietstock Daily 24/10: Chuẩn bị test đáy cũ tháng 07/2018 (23/10/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 23/10: Lực cầu bắt đáy mạnh trong phiên chiều (23/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật