Thứ Năm, 06/09/2018 15:12

Nhịp đập Thị trường 06/09: Biến động kiểu này NĐT chắc chuyển qua phái sinh hết!

Phiên chiều nay lại là một thảm họa cho những ai muốn đầu cơ trên sàn cổ phiếu cơ bản, nhưng là cơ hội lớn cho những ai short trên sàn phái sinh. Chỉ số VN-Index, được dẫn dắt bởi VN30-Index đã giảm liên tục xuống sâu dưới tham chiếu.

Tuy cũng có 2 lần dao động nhẹ nhưng đến cuối phiên chiều, VN-Index đóng cửa ở mức 958.19 điểm, giảm đến 1.06%. VN30-Index cũng giảm 0.94%. Trong nhóm VN30 này, có đến 20 mã giảm giá, so với 9 mã tăng. Điều quan trọng là nhiều mã vốn hóa lớn nhất HOSE lại nằm trong số giảm, riêng VNMVIC thậm chí còn giật mạnh xuống trong đợt ATC. Tuy nhiên, 2 chỉ số nhóm Mid Cap và Small Cap sàn HOSE lại chỉ giảm chừng phân nửa so với chỉ số chính, nhờ cú hồi vào những phút cuối cùng.

HNX-Index tuy dao động dưới ảnh hưởng tiêu cực từ miền Nam, nhưng nhờ phiên sáng tăng cao, nên đến cuối phiên chiều may mắn duy trì được sắc xanh, cụ thể tăng đúng 0.01 điểm. Nhóm HNX30 đã giúp chỉ số chính sàn HNX giữ được 0.01 điểm quý báu này.

Tuy chưa có số liệu chính thức về trạng thái mua bán ròng của khối ngoại, nhưng quan sát giao dịch trên nhiều mã vốn hóa lớn, có thể thấy mối tương quan thuận giữa biến động giá cổ phiếu và quy mô mua – bán của khối ngoại.

VCB thông báo chi trả cổ tức năm 2017 tiền mặt 800 đ/cp. Ngày đăng ký cuối cùng 08/10/2018, ngày thanh toán cổ tức 25/10/2018. So với thị giá hiện nay thì tỷ lệ cổ tức chỉ khoảng 1.3%, vì vậy có lẽ không thực sự là tin hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Chiều nay VCB đóng cửa ở mức 60,300 đ/cp, giảm nhẹ 0.5% nhưng là phiên giảm thứ 4 liên tiếp. Khối ngoại đang bán ròng nhẹ trên mã này.

Sáng nay Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VnREA) và Hiệp hội môi giới Bất động sản Quốc gia Hoa Kỳ (NAR) đã chính thức tổ chức Hội nghị bất động sản Quốc tế IREC 2018 tại Hà Nội. Đây là hội nghị lần thứ 4 được NAR tổ chức và là lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam sau Philippines (2015), Hàn Quốc (2016), Thái Lan (2017). Đây là thông tin vĩ mô tích cực hỗ trợ thêm cho ngành BĐS Việt Nam, trong bối cảnh dòng vốn FDI đang gia tăng vào lĩnh vực này, tuy nhiên tin ra chiều nay không có nhiều ý nghĩa, khi TTCK đang chìm trong sắc đỏ. Đầu tàu VIC đang giảm 3.45%, rất nhiều mã hot khác như DIG, DXG, KDH, HDG cũng đang giảm theo. Tuy nhiên VCG, NLG lại là số ít tăng chiều nay.

Hôm nay FRT có lẽ đón nhận tin không vui. Tập đoàn Imex Pan Pacific (IPPG) của ông “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ chính thức khai trương chuỗi cửa hàng kinh doanh bán lẻ và dịch vụ sửa chữa cao cấp chuẩn Apple mang tên eDiGi vào ngày 10/9 tới. IPPG khẳng định eDigi là 1 trong 2 cửa hàng cao cấp chuẩn Apple đầu tiên trên thế giới kinh doanh bán lẻ và cung cấp dịch vụ bảo hành ngay trong cùng một địa điểm. Theo họ, đây là một lợi thế khi so sánh với các hãng chỉ chuyên vào bán lẻ điện thoại iPhone tại Việt Nam.

Giá cổ phiếu FRT chiều nay giảm nhẹ 1.6%. Tuy nhiên thông tin này cũng không hẳn là mối đe dọa lớn đối với FRT hay với cả các hãng bán lẻ điện thoại iPhone khác, bởi họ nắm giữ một lợi thế rất lớn là khả năng bán hàng quy mô lớn (như vậy mới được chiết khấu cao). Hơn nữa, Apple cũng không duy trì vị thế độc quyền phân phối cho một hãng nào ở Việt Nam.

Phiên sáng: Mid Cap và Small Cap đang đè VN-Index

VN30-Index sau khoảng 10h40 đã hồi trở lại cao hơn tham chiếu, và đến 11h30 đạt 943.1 điểm, tăng 0.22%, tuy nhiên chỉ số chính VN-Index vẫn còn thấp hơn tham chiếu 0.08%. Lý do chính là nhóm Mid Cap và Small Cap. Nhìn chung số lượng mã tăng giảm giá khá cân bằng, tuy nhiên lợi thế đang nghiêng về nhóm vốn hóa lớn.

Chỉ số chính 2 sàn Hà Nội cũng đã tăng cao hơn tham chiếu, nhờ nhóm Large Cap hồi giá. HNX-Index tăng tới 0.56% nhờ những mã như OCH, SPP, VGC, ACBNTP giảm 6.25% là 1 bất ngờ lớn trên sàn này.

Nhóm ngân hàng khởi sắc trở lại với hơn nửa số lượng cổ phiếu xanh. VCB tăng 0.5%, CTG tăng 0.2% sau khi giảm dưới tham chiếu nhưng có lẽ đã lan tỏa tác động tích cực sang nhiều mã còn lại. KLB vẫn tăng 7.4% với 300 cổ khớp lệnh duy nhất trước 10h. Thất vọng nhất có lẽ là VPB (-1%) do có thông tin về rủi ro nợ xấu của FE Credit.

Ngoài ngân hàng, 1 số nhóm cổ phiếu đang có diễn biến tích cực vào cuối phiên sáng nay như chứng khoán, khoáng sản (bao gồm cả than, vốn là nhóm rất kém thanh khoản và thường xuyên đứng yên tại tham chiếu)… Tuy nhiên 2  nhóm lớn là bất động sản dân dụng và dầu khí vẫn có phân hóa khá rõ. Một số nhóm khác đang vẫn còn u ám là cao su, xây dựng, săm lốp, bảo hiểm…

3 đại gia hàng không, ACV, HVNVJC sáng nay đều giảm giá. Đang có chuyên gia đề xuất xóa bỏ độc quyền hàng không, có lẽ tác động tâm lý lên những ai đang nắm ACV hay HVN. Tuy nhiên đối với VJC thì đó lại là tin tốt, nhưng cổ phiếu này vẫn giảm giá sáng nay.

Trong BCTC soát xét bán niên 2018 của BSR, kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với việc xác định giá trị tổn thất khoản đầu tư vào CTCP Nhiên liệu Sinh học Dầu khí Miền Trung (BSR-BF) của doanh nghiệp, tương đương với giá trị dự phòng đầu tư tài chính dài hạn. Sáng nay BSR đứng giá tại 16.800 đ/cp. Cũng may là BSR giao dịch trên UPCoM, chứ nếu trên sàn niêm yết thì có lẽ ý kiến ngoại trừ của kiểm toán sẽ khiến cổ phiếu này bị loại khỏi danh mục ký quỹ.

Hãng sản xuất sữa hàng đầu New Zealand, Fonterra, và nhiều chuyên gia phân tích đồng loạt hạ dự báo giá sữa xuất tại kho trong hai niên vụ liên tiếp từ 2017 đến 2019 trong bối cảnh nguồn cung từ châu Âu, Mỹ và Argentina tăng. Tuy nhiên, có khi đây lại là tin tốt cho VNM. Sáng nay cổ phiếu này giảm nhẹ 100 đ sau phiên hôm qua giảm bất ngờ 2.6%, dù hôm qua là ngày giao dịch không hưởng cổ phiếu thưởng.

10h30: Tình hình xấu đi

Tình hình lại xấu đi khi VN30-Index quay đầu giảm điểm và xuống thấp hơn tham chiếu. Thông tin từ nửa kia bán cầu cho thấy cuộc chiến Mỹ - Trung còn nhiều khả năng kéo dài, rất dài, như vậy tác động không tốt lên sàn chứng Việt Nam.

Mặt khác thông tin từ Bloomberg cho thấy Chỉ số chứng khoán thị trường mới nổi đã gần bước vào phạm vi thị trường con gấu và rổ tiền tệ mới nổi cũng dao động gần mức thấp nhất kể từ tháng 5/2017. Điều này có thể khiến nhiều nhà đầu tư sàn chứng Việt Nam cảm thấy may mắn khi thị trường này chưa lên nhóm mới nổi, tuy nhiên ở khía cạnh khác, nó cũng làm giảm sự kỳ vọng vào sự thăng hạng này, vốn được nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng chỉ có lợi cho Việt Nam mà thôi.

Chỉ số nhóm vốn hóa lớn sàn HOSE đang có rung lắc nhẹ quanh tham chiếu vào lúc này, nhưng VN-Index lại giảm mạnh hơn do bị ảnh hưởng tiêu cực từ các nhóm Mid Cap và Small Cap. Do đó kỳ vọng lại đổ hết lên nhóm Large Cap, vì nếu nhóm này tăng thì VN-Index sẽ tăng theo, chưa nói đến tác động về tâm lý.

Nhóm ngân hàng đang có nhiều sắc đỏ hơn so với đầu phiên. ACB tuy tăng 300 đ/cp nhưng đang hình thành cây nến đỏ, cho thấy tâm lý nơi đây không lạc quan như trước, chưa kể khối lượng khớp lệnh cũng đã lên đến 1.62 tr.cp. KLB tăng 7% với 300 cp được khớp, nên cũng không thể nói mức tăng giá đó bền vững. Tuy nhiên VCB lại tăng nhẹ 100 đ/cp, một số đại gia khác như BID, CTG cũng sát tham chiếu, giúp le lói tín hiệu phục hồi cho nhóm này.

VNM đã tăng trở lại nhẹ nhàng 0.2% nhưng vẫn còn hết sức mong manh. Vẫn còn quá sớm để nói bắt đáy hôm nay có thành công hay không.

Vinfast vừa công bố mẫu ngoại thất xe hơi mà họ dự tính đem đi triển lãm  tại Paris Motor Show 2018. Việc đánh giá xấu đẹp không nói ở đây, mà có lẽ cũng không ảnh hưởng gì đến tâm lý nhà đầu tư, vì sản xuất xe hơi là cuộc chơi dài hạn cũng như đại dương nơi đây cũng không hề xanh. Sáng nay cổ phiếu VIC đang giảm nhẹ 400 đ/cp, xu hướng đang lùi dần đều từ nửa cuối tháng 8 đến nay. VHM cũng đang giảm 1,000 đ/cp nhưng VRE lại tăng nhẹ 200 đ/cp có lẽ là do bắt đáy.

VPB lại giảm 1.2% khi có thông tin về rủi ro nợ xấu tại FE Credit có thể tăng thêm.

VHC tiếp tục tăng 2.3% sáng nay lên đỉnh cao 82,400 đ/cp, kéo dài chuỗi tăng giá từ cuối tháng 8. Ngoài VHC, có vẻ như thủy sản nằm trong số ít nhóm ngành có nhiều mã tăng giá (so với số giảm giá). Trong nhóm này hiện chỉ có mỗi IDI giảm 0.4%.

Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ PAN mới được công bố, phương án phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược Nhật Bản đã chính thức được thông qua. Như vậy, PAN dự kiến sẽ phát hành tối đa hơn 14.8 triệu cp cho Sojitz Corporation (hoặc công ty con do Sojitz Corporation sở hữu toàn bộ gián tiếp hoặc trực tiếp). Tuy nhiên, giá cổ phiếu này cũng chả biến động mấy với thông tin này. Sáng nay PAN giảm nhẹ 1.6%, nếu tính từ giữa tháng 8 đến nay thì cổ phiếu này cũng giảm dần đều trong thanh khoản thấp.

Mở cửa: Large Cap hồi nhẹ kéo VN-Index

VN-Index mở cửa sáng nay giảm tí xíu so với tham chiếu, ngay sau đó tăng vượt lên trên.

Có dấu hiệu bắt đáy sớm sáng nay, khi nhóm Large Cap sàn HOSE nhìn chung khởi đầu khá tích cực, bởi vì VN-Index đã có 3 phiên giảm liên tiếp sau khi chỉ còn cách mốc 1,000 hơn 1 điểm, và đến trước sáng nay, khoảng cách đã kéo lên gần 32 điểm. Giá nhiều cổ phiếu cũng đã giảm khá sâu trong cùng mấy phiên này, nên sẽ có bắt đáy. Nhóm Large Cap đang kéo chỉ số, trong khi Mid Cap và Small Cap đang có vẻ muốn giảm.

Trong nhóm VN30, hiện số mã tăng giá (14) đang gấp 2 số giảm giá (6). VRE, GASGMD đang tăng mạnh nhất, ngược lại giảm mạnh là BPM, SABDHG. Tuy nhiên nhìn chung mức biến động giá không lớn, hầu hết dưới 1%.

HNX-Index cũng xanh nhẹ, tuy nhiên UPCoM-Index lại giảm nhẹ. Chỉ số sàn UPCoM đang được đỡ bởi 1 số Large Cap như SDI, VGT… nhưng lại chịu tác động tiêu cực từ HVN, BSR hay VIB

Ngân hàng đang có tín hiệu tích cực, nhưng 2 nhóm lớn khác là BĐS và dầu khí đang có phân hóa khá rõ. Giá dầu hôm qua giảm nhẹ, và khoảng cách giữa dầu Brent và WTI vẫn khá bất thường, khoảng 9 USD/thùng. Khoảng cách này sẽ có lẽ sớm điều chỉnh trong thời gian tới, khi đó sẽ tác động lên nhóm ngành dầu khí.

GMD thông báo ngày 18/9 chốt danh sách cổ đông nhằm chi trả cổ tức năm 2017, tỷ lệ 15% bằng tiền mặt. tương đương khoảng 455.5 tỷ đồng. Tính trên thị giá sáng nay, tỷ lệ cổ tức/thị giá khoảng 5.6% cũng khá hấp dẫn. Trong tháng 8 vừa qua, biểu đồ giá GMD hình thành 3 lá cờ đuôi nheo với lá sau cao hơn lá trước, không rõ các phiên sắp tới có tạo thêm lá nào không.

VNM sáng nay mở cửa ở mức 125,500 đ/cp, bằng đúng mức tham chiếu, sau khi bất ngờ giảm mạnh trong ngày giao dịch không hưởng cổ phiếu thưởng (XR - tỷ lệ 20%) hôm qua. Trên sàn chứng có không ít cổ phiếu giảm giá mạnh trước ngày XR do người nắm e ngại mức giảm giá sẽ ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ ký quỹ margin dy trì của họ, hoặc e ngại bị kẹp hàng (cổ phiếu mới) nên tìm cách “từ chối” quyền rồi mua lại ngay ngày XR hoặc sau đó. Tuy nhiên mức giảm giá mạnh ngay ngày XR hôm qua lại khá bất thường.

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   VN30 Futures 06/09: Cẩn trọng với trạng thái phân hóa khó lường từ nhóm Large Cap (05/09/2018)

>   Vietstock Daily 06/09: Large Cap dẫn dắt thị trường hồi phục? (05/09/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 05/09: Giảm điểm trước sức ép từ châu Á (05/09/2018)

>   VN30 Futures 05/09: Kỳ vọng VN30-Index hồi phục (04/09/2018)

>   Vietstock Daily 05/09: Quan sát khả năng hấp thụ cung trên thị trường (04/09/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 04/09: Rớt mạnh, VN-Index xa dần mốc 1,000 điểm (04/09/2018)

>   VN30 Futures Weekly 04-07/09/2018: Chuẩn bị cho kịch bản điều chỉnh? (03/09/2018)

>   Vietstock Weekly 04-07/09/2018: Điều chỉnh mang lại cơ hội? (03/09/2018)

>   Chứng khoán Tuần 27/08-31/08: VN-Index "hụt hơi" tại ngưỡng 1,000 điểm (31/08/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 31/08: Nhà đầu tư rút tiền chơi Lễ? (31/08/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật