Thứ Ba, 14/08/2018 16:36

Nikkei 225 tăng gần 500 điểm bất chấp khủng hoảng từ Thổ Nhĩ Kỳ

Thị trường chứng khoán châu Á rơi vào trạng thái trái chiều trong ngày thứ Ba (14/08), khi một số thị trường phục hồi trở lại sau đà giảm mạnh trong ngày hôm trước vì nỗi lo sợ về sự bất ổn kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Khép lại phiên ngày thứ Ba (14/08), chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản leo dốc 498.65 điểm (tương ứng 2.28%) lên 22,356.08 điểm, khi đồng JPY quay đầu suy giảm khi nỗi lo về bất ổn ở Thổ Nhĩ Kỳ dịu bớt. Đồng Yên dao động ở mức 111.01 đổi 1 USD vào lúc 14h52 giờ HK/SIN, sau khi ở mức 110.3 đổi USD trong ngày thứ Hai (13/08).

Các công ty xuất khẩu – bao gồm cả nhà sản xuất xe hơi và nhóm công nghệ – đều phục hồi trở lại, trong đó cổ phiếu Honda Motor tiến 1.96%. Tất cả 33 lĩnh vực đều khởi sắc, và chỉ số Topix tiến 1.63%.

Ở Hàn Quốc, chỉ số Kospi cộng 0.47% lên 2,258.91 điểm. Nhóm cổ phiếu công nghệ rơi vào trạng thái trái chiều, trong đó LG Electronics mất 3.54%, còn Samsung Electronics tiến 0.22%.

Trên thị trường Australia, chỉ số ASX 200 cộng 0.76% lên 6,299.60 điểm, trong đó các chỉ số tài chính, viễn thông và công nghệ thông tin đều tăng hơn 1%.

Diễn biến trên thị trường chứng khoán châu Á vào lúc khép phiên ngày thứ Ba (14/08)
Nguồn: CNBC

Tuy nhiên, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 183.64 điểm (tương ứng 0.66%) xuống 27,752.93 điểm, trước áp lực từ đà giảm 4.29% của chỉ số công nghiệp. Ngoài ra, lĩnh vực công nghệ cũng giảm mạnh, khi cổ phiếu Tencent rớt tới 3.66% sau khi bị buộc ngừng bán trò chơi mới chỉ sau một vài ngày phát hành.

Chỉ số Shanghai Composite lùi 0.17% xuống 2,781.16 điểm và chỉ số bluechip CSI 300 hạ 0.51% khi thị trường xem xét tới các dữ liệu được công bố trước đó.

Tăng trưởng về khoản đầu tư tài sản cố định ở Trung Quốc đạt 5.5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn kết quả dự báo tăng 6% từ Reuters. Doanh số bán lẻ tháng 7/2018 cũng không đạt kỳ vọng.

Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm nhẹ 0.09%.

Thổ Nhĩ Kỳ trở thành tâm điểm

Đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ ở mức 6.6150 đổi 1 USD vào lúc 14h56 giờ HK/SIN, sau khi chạm mức thấp kỷ lục vào ngày thứ Hai (13/08). Đồng tiền này đã xóa bớt phần nào đà giảm trong đêm qua, sau khi Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đứng ra xoa dịu tâm lý thị trường.

“Những nỗ lực ổn định hóa đồng Lira của NHTW Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng đã hỗ trợ đồng tiền này”, Richard Grace, Trưởng Bộ phận Chiến lược tiền tệ tại Commonwealth Bank of Australia, cho biết trong báo cáo buổi sáng.

“Căng thẳng thị trường mới nổi sẽ không biến mất, nhưng chúng có thể suy giảm tại thời điểm này”, ông Grace cho hay, đồng thời nói thêm, mức biến động của các đồng tiền mới nổi có thể gia tăng trong thời gian tới khi thị trường dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất vào tháng tới.

Đồng Lira có lúc rớt 20% trong ngày thứ Sáu (10/08) khi căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ leo thang trong tuần trước.

Phần lớn chuyên gia đều cho rằng, rủi ro lan truyền từ cuộc khủng hoảng kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ không quá lớn đối với các thị trường khác, bao gồm cả thị trường mới nổi.

“Rủi ro từ sự lan truyền tác động sang thị trường mới nổi là tâm lý chứ không phải là các yếu tố cơ bản của nền kinh tế”, David Lafferty, Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường tại Natixis Investment Managers, cho biết trong một báo cáo.

“Thổ Nhĩ Kỳ có mối quan hệ thương mại và kinh tế hạn chế với các thị trường mới nổi khác. Tuy nhiên, phản ứng thị trường có thể gây tổn thương tới các thị trường mới nổi mong manh như Argentina và Hungary. Đồng tiền của hai nước này suy giảm cùng nhịp với đồng Lira”, ông nói thêm.

Argentina đã thực hiện các động thái khẩn cấp để ổn định đồng nội tệ khi xuất hiện làn sóng bán tháo ở thị trường mới nổi vì khủng hoảng của Thổ Nhĩ Kỳ. Cụ thể, họ đã nâng lãi suất (vốn đã ở mức cao nhất trên thế giới) thêm 5% và thông báo sẽ bán ra 500 triệu USD để hỗ trợ đồng Peso.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Mặc kệ rắc rối ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nikkei 225 vẫn tăng hơn 400 điểm (14/08/2018)

>   Khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ “nhấn chìm” thị trường mới nổi trong ngày thứ Hai "điên rồ" (14/08/2018)

>   Dow Jones và S&P 500 giảm liền 4 phiên (14/08/2018)

>   Chứng khoán châu Á đỏ lửa, Hang Seng mất hơn 500 điểm (13/08/2018)

>   Căng thẳng địa chính trị làm Hang Seng “bay” hơn 400 điểm đầu phiên (13/08/2018)

>   Elon Musk đối mặt 2 vụ kiện của các nhà đầu tư (12/08/2018)

>   Rắc rối ở Thổ Nhĩ Kỳ làm chao đảo thị trường toàn cầu (11/08/2018)

>   Dow Jones và S&P 500 xoay chiều sau 5 tuần leo dốc liên tiếp (11/08/2018)

>   Dow Jones giảm hơn 200 điểm vì căng thẳng địa chính trị với Thổ Nhĩ Kỳ (10/08/2018)

>   Khối ngoại tiếp tục mua ròng chứng khoán Trung Quốc (10/08/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật