Thứ Bảy, 11/08/2018 09:26

Rắc rối ở Thổ Nhĩ Kỳ làm chao đảo thị trường toàn cầu

Cú đổ đèo của đồng Lira và sự chao đảo về kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang gây ra những rối ren cho các thị trường mới nổi khác và gây tổn thương cho một số ngân hàng châu Âu – vốn có tài sản ở Thổ Nhĩ Kỳ. Dù vậy, các chiến lược gia không hề xem đây là ngòi nổ cho một cuộc khủng hoảng rộng hơn về ngân hàng hoặc tài chính.

Chỉ một vài ngân hàng châu Âu đã được xác nhận là nhà đầu tư lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng tác động từ Thổ Nhĩ Kỳ không đủ nghiêm trọng để châm ngòi cho cuộc khủng hoảng ngân hàng ở châu Âu, các chiến lược gia cho hay.

Thế nhưng, các thị trường mới nổi – vốn đang chịu sức ép từ đà tăng của đồng USD, lãi suất ngày càng tăng và xung đột thương mại trên toàn cầu – có thể phải chịu thêm áp lực, và sự tháo chạy ra khỏi các tài sản Thổ Nhĩ Kỳ có thể cũng khiến làn sóng tháo chạy ra khỏi các quốc gia mới nổi trở nên trầm trọng hơn.

Thị trường chứng khoán bị bán tháo trên khắp thế giới, đồng USD tăng lên mức cao nhất trong năm 2018, trong khi đồng tiền của các thị trường mới nổi đồng loạt suy giảm. Trước tình thế đó, nhà đầu tư đổ xô sang các kênh trú ẩn an toàn như trái phiếu Chính phủ Mỹ và trái phiếu Chính phủ Đức. Đồng Euro giảm 1.2% xuống dưới 1.14 USD, mức thấp nhất trong 13 tháng. Còn chỉ số Dow Jones thì mất gần 200 điểm và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm thì ở mức 2.87%, thấp hơn so với mức gần 3% hồi đầu tuần này. Được biết, giá trái phiếu và lợi suất trái phiếu dịch chuyển ngược chiều nhau.

“Các rủi ro đến nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang rất lớn. Đây là một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào dòng vốn vào từ nước ngoài”, William Jackson, Chuyên gia kinh tế trưởng về thị trường mới nổi tại Capital Economics ở Luân Đôn, cho hay. “Về phần tác động của Thổ Nhĩ Kỳ tới các khu vực khác, thì họ không quá liên kết với Thổ Nhĩ Kỳ. Bungari có mối quan hệ thương mại quy mô lớn với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng phần lớn quốc gia khác thì lại có quy mô rất nhỏ”.

Trong ngày thứ Sáu (10/08), đồng Lira giảm tới hai con số phần trăm, khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recip Tayyip Erdogan, không thể trấn an nhà đầu tư, và thậm chí còn làm làn sóng bán tháo đồng Lira trở nên nhanh chóng hơn, khi ông khơi dậy chủ nghĩa dân tộc và yêu cầu người dân bán đồng USD và vàng để đổi sang đồng Lira.

“Tôi không quá chắc là ông Erdogan sẽ nhanh chóng có được một giải pháp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ngoài ra, tình hình chính trị nội địa cho thấy, kể từ ít nhất là năm 2013, ông Erdogan đã và đang chuẩn bị cho ngày này, không phải bằng cách đưa ra các quyết định kinh tế khôn ngoan mà bằng cách xua đuổi các lực lượng nước ngoài”, Steven Cook, thành viên cấp cao phụ trách kh vực Trung Đông và châu Phi tại Hội đồng Mối quan hệ Nước ngoài (CFR), cho hay.

Đồng Lira giảm ngày càng mạnh trong ngày thứ Sáu (10/08), chạm mức đáy kỷ lục mới, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho phép tăng gấp đôi hàng rào thuế quan lên nhôm và thép nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, vào ngày 01/08/2018, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt lên hai Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ liên quan quan tới vụ bắt giữ mục sư người Mỹ Andrew Brunson, ngăn chặn người dân Mỹ tiến hành kinh doanh với quốc gia này.

Trong phiên trước, có thời điểm, đồng Lira rớt tới 20%.

Trong các nhận định ngày thứ Sáu (10/08), ông Erdogan khẳng định các lực lượng bên ngoài sẽ không có khả năng “nghiền nát quốc gia này”. Ngoài ra, ông liên tục nhấn mạnh: “Các kế hoạch lãi suất cũng không khác gì so với một âm mưu đảo chính”. Erdogan – người thực sự có quyền kiểm soát hệ thống ngân hàng – đã từ chối nâng lãi suất khi đồng Lira tụt dốc không phanh.

“Ngay cả khi nâng lãi suất thì có thể cũng không đủ để ổn định hóa tình hình hiện tại... Hiện nay, bạn phải lo ngại về lĩnh vực ngân hàng bên trong Thổ Nhĩ Kỳ. Từ bài phân tích chúng tôi đã thực hiện, tác động lan truyền có lẽ khá hạn chế”, ông Jackson cho hay. “Có những rủi ro thực sự trong lĩnh vực này. Họ có sự bùng nổ tín dụng quy mô lớn… Khi có sự bùng nổ trong hoạt động cho vay thì khoản nợ xấu cũng gia tăng. Bạn chưa thực sự chứng kiến điều đó ngay lúc này. Trong lúc đồng Lira lao dốc thì đó là một rủi ro lớn”.

Thổ Nhĩ Kỳ đang bị mắc kẹt với các thị trường mới nổi khác, khi các ngân hàng trung ương lớn khác trên toàn cầu, nhất là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), dần rời xa các chính sách tiền tệ nới lỏng và loại bỏ bớt thanh khoản ra khỏi nền kinh tế.

“Chúng tôi đã chứng kiến sự thắt chặt trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương toàn cầu và chúng tôi nhận thấy các thị trường mới nổi (như ông Warren Buffett sẽ nói) đang bơi mà chẳng mặc đồ gì cả”, ông Mark McCormick, Trưởng Bộ phận Chiến lược tiền tệ tại TD Securities ở Bắc Mỹ, cho hay. Ông nhận định, các vấn đề sẽ xuất hiện ở những nền kinh tế yếu nhất, như đã từng diễn ra với Argentina trong quá khứ.

Thế nhưng, giới chiến lược gia cho rằng, các vấn đề của Thổ Nhĩ Kỳ là khá độc đáo, và một trong những vấn đề lớn của nước này là ông Erdogan đạt được quyền lực tài chính mới trong cuộc bầu cử tháng 6/2018, và điều này là một yếu tố tiêu cực cho nền kinh tế và hủy hoại niềm tin của nhà đầu tư.

“Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng hiện nay xuất phát từ những ưu tiên hàng đầu của họ. Chính sách tài khóa thì quá nới lỏng và chính sách tiền tệ cũng quá lỏng lẻo. Tăng trưởng quá mạnh ở mức 7% trong năm 2017. Khi quốc gia có mức tăng trưởng như thế thì cũng có nhiều lỗ hổng. Kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu, qua đó đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào tình thế phụ thuộc vào hoạt động cho vay nước ngoài”, Jackson nhận định.

Các cổ phiếu ngân hàng châu Âu chịu áp lực lớn trong ngày thứ Sáu (10/08), trong đó những nhà đầu tư lớn nhất ở Thỗ Nhĩ Kỳ bị tác động mạnh nhất. Đồng Euro rơi xuống mức đáy năm 2018 so với đồng USD, khi nhà đầu tư lo ngại rắc rối tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ có thể lây lan, đồng thời buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải sử dụng các biện pháp khẩn cấp. Trái phiếu Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị bán tháo, trong đó lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm tăng lên 24%, còn kỳ hạn 10 năm thì lên hơn 22%.

Các đồng tiền khác cũng rơi vào trạng thái giảm mạnh, đồng Rand của Nam Phi rớt hơn 2% và đồng Rúp của Nga giảm 1.5%, mức thấp nhất trong hơn 2 năm so với đồng USD.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Dow Jones và S&P 500 xoay chiều sau 5 tuần leo dốc liên tiếp (11/08/2018)

>   Dow Jones giảm hơn 200 điểm vì căng thẳng địa chính trị với Thổ Nhĩ Kỳ (10/08/2018)

>   Khối ngoại tiếp tục mua ròng chứng khoán Trung Quốc (10/08/2018)

>   Sắc đỏ lại về với chứng khoán châu Á (10/08/2018)

>   Bò – gấu giằng co quyết liệt, TTCK Trung Quốc biến động cứ như “tàu lượn cao tốc” (10/08/2018)

>   Dow Jones và S&P 500 lùi bước trước đà giảm của nhóm cổ phiếu năng lượng (10/08/2018)

>   Shanghai Composite tăng gần 2% nhờ kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh hơn dự báo (09/08/2018)

>   Giữa lúc căng thẳng, một chuyên gia dự báo S&P 500 có thể tăng thêm 12% trong vòng 5 tháng tới (09/08/2018)

>   Chứng khoán Trung Quốc tăng ngày càng mạnh, Shanghai vọt hơn 2% (09/08/2018)

>   Nhà đầu tư Trung Quốc “ngoảnh mặt” với chứng khoán Hồng Kông giữa lúc thị trường bị bán tháo (09/08/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật