Thứ Hai, 13/08/2018 11:16

Chứng khoán châu Á đỏ lửa, Hang Seng mất hơn 500 điểm

Thị trường chứng khoán châu Á giảm mạnh vào ngày thứ Hai (13/08) khi nhà đầu tư tỏ ra vô cùng lo lắng về đà rơi tự do của đồng Lira (Thổ Nhĩ Kỳ).

Tính tới lúc 11h ngày thứ Hai (13/08), chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 375.65 điểm (tương ứng 1.68%) khi nhà đầu tư đổ xô mua Yên Nhật trong lúc bất ổn. Đồng JPY dao động ở mức 110.18 đổi 1 USD vào lúc 9h58 giờ HK/SIN.

Trước đà tăng của đồng JPY, cổ phiếu của các công ty xuất khẩu đều giảm mạnh, trong đó các công ty sản xuất xe hơi và thiết bị điện tử đều bị tác động nặng nề. Cụ thể, cổ phiếu Toyota Motor lùi 1.67% và Canon mất 2.17%. Chỉ số vận tải biển dẫn đầu đà giảm trong phiên buổi sáng với mức lao dốc 3.31%.

Trên thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite rớt 48.41 điểm (tương ứng 1.73%) và chỉ số bluechip CSI 300 hạ 1.2%. Còn Hang Seng của Hồng Kông “bốc hơi” 510.87 điểm (tương ứng 1.8%), khi tất cả lĩnh vực đều giảm mạnh.

Ở Hàn Quốc, chỉ số Kospi hạ 34.66 điểm (tương ứng 1.52%) vì đà lao dốc của nhóm cổ phiếu công nghệ, trong đó cổ phiếu Samsung Electronics giảm 1.1%. Còn chỉ số ASX 200 của Australia lùi 32.9 điểm (tương ứng 0.52%).

Diễn biến trên thị trường chứng khoán châu Á vào lúc 11h giờ Việt Nam
Nguồn: CNBC

Thị trường ở Thái Lan tạm ngưng giao dịch trong ngày thứ Hai (13/08) nhân dịp lễ.

Chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) hạ 1.3%.

Khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ

Đà lao dốc của thị trường chứng khoán châu Á diễn ra sau khi chứng khoán Mỹ giảm mạnh hôm thứ Sáu (10/08) vì nỗi lo sợ về đà bán tháo đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho phép tăng gấp đôi hàng rào thuế quan lên nhôm và thép nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ. Hôm thứ Sáu (10/08), đồng Lira có lúc giảm tới 20% so với đồng USD, nhưng đã xóa bớt đà lao dốc và chỉ còn giảm 16% vào cuối phiên.

Trong ngày thứ Hai (13/08), đồng Lira tiếp tục đà giảm, có lúc vượt ngưỡng 7 đổi 1 USD và thiết lập mức đáy mới vào đầu phiên. Tuy nhiên, sau đó đồng tiền này đã xóa bớt đà lao dốc và dao động ở mức 6.9890 đổi 1 USD, tức giảm 8.75% so với đồng bạc xanh.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số Dow Jones lùi 196.09 điểm (tương đương 0.77%) xuống 25,313.14 điểm, chỉ số S&P 500 mất 20.3 điểm (tương đương 0.71%) còn 2,833.28 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 52.67 điểm (tương đương 0.67%) xuống 7,839.11 điểm.

Thị trường chứng khoán ở châu Âu cũng bị tác động trước tình trạng bất ổn ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó nhà đầu tư lo ngại về tác động lan truyền từ đà giảm của đồng Lira lên các ngân hàng ở châu Âu. Chỉ số Stoxx 600 rớt hơn 1% lúc khép phiên ngày thứ Sáu tuần trước.

Các đồng tiền khác cũng rơi vào trạng thái giảm mạnh, đồng Rand của Nam Phi rớt hơn 2% và đồng Rúp của Nga giảm 1.5%, mức thấp nhất trong hơn 2 năm so với đồng USD.

Trước tình thế đó, nhà đầu tư đổ xô sang các kênh trú ẩn an toàn như trái phiếu Chính phủ Mỹ và trái phiếu Chính phủ Đức. Đồng Euro giảm 1.2% xuống dưới 1.14 USD, mức thấp nhất trong 13 tháng. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm thì ở mức 2.87%, thấp hơn so với mức gần 3% hồi đầu tuần này. Được biết, giá trái phiếu và lợi suất trái phiếu dịch chuyển ngược chiều nhau.

“Các rủi ro đến nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang rất lớn. Đây là một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào dòng vốn vào từ nước ngoài”, William Jackson, Chuyên gia kinh tế trưởng về thị trường mới nổi tại Capital Economics ở Luân Đôn, cho hay. “Về phần tác động của Thổ Nhĩ Kỳ tới các khu vực khác, thì họ không quá liên kết với Thổ Nhĩ Kỳ. Bungari có mối quan hệ thương mại quy mô lớn với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng phần lớn quốc gia khác thì lại có quy mô rất nhỏ”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Căng thẳng địa chính trị làm Hang Seng “bay” hơn 400 điểm đầu phiên (13/08/2018)

>   Elon Musk đối mặt 2 vụ kiện của các nhà đầu tư (12/08/2018)

>   Rắc rối ở Thổ Nhĩ Kỳ làm chao đảo thị trường toàn cầu (11/08/2018)

>   Dow Jones và S&P 500 xoay chiều sau 5 tuần leo dốc liên tiếp (11/08/2018)

>   Dow Jones giảm hơn 200 điểm vì căng thẳng địa chính trị với Thổ Nhĩ Kỳ (10/08/2018)

>   Khối ngoại tiếp tục mua ròng chứng khoán Trung Quốc (10/08/2018)

>   Sắc đỏ lại về với chứng khoán châu Á (10/08/2018)

>   Bò – gấu giằng co quyết liệt, TTCK Trung Quốc biến động cứ như “tàu lượn cao tốc” (10/08/2018)

>   Dow Jones và S&P 500 lùi bước trước đà giảm của nhóm cổ phiếu năng lượng (10/08/2018)

>   Shanghai Composite tăng gần 2% nhờ kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh hơn dự báo (09/08/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật