Thứ Hai, 13/08/2018 06:48

Đến cuối 2025, Việt Nam sẽ có ngân hàng lọt top 100 châu Á và niêm yết nước ngoài

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quyết định 986/QĐ-TTg triển khai Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Cụ thể, mỗi ngân hàng phải đặt ra mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.

Tăng cường năng lực thể chế, hiệu lực, hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước; mở rộng phạm vi thanh tra, giám sát đến các tập đoàn tài chính dưới hình thức công ty mẹ - con, trong đó công ty mẹ là tổ chức tín dụng. Đến cuối năm 2025, thanh tra, giám sát ngân hàng tuân thủ phần lớn các nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả theo Basel.

Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS. Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở dưới mức 10%; đến cuối năm 2025, con số này rút xuống còn 8%.

Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thực trạng của hệ thống qua từng giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 2018 – 2020 tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp

Ngoài ra, chiến lược còn nêu rõ giai đoạn 2021 – 2025 sẽ nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, tăng sự minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt trong quản trị và trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á3-5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài. Nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng dưới 3%.

Chiến lược cũng đưa ra một loạt các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, ngân hàng trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập; đổi mới khuôn khổ chính sách tiền tệ, công tác quản lý ngoại hối và vàng; phát triển, quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo cơ sở nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng…

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Dần xuất hiện những thách thức lợi nhuận ngân hàng (21/08/2018)

>   Dự trữ ngoại hối lớn, Ngân hàng Nhà nước dễ dàng bình ổn thị trường (11/08/2018)

>   Tỷ giá tăng vọt trở lại (11/08/2018)

>   Bác bỏ tin đồn phá sản Ngân hàng Bưu điện Liên Việt ở Tuyên Quang (10/08/2018)

>   Quý 2/2018, thu nhập bình quân tháng của mỗi nhân viên Eximbank tăng từ 17 lên 20 triệu đồng (10/08/2018)

>   Sacombank vào Top 3 doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR được nhà đầu tư yêu thích nhất năm 2018 (09/08/2018)

>   Lại đến thời đẩy mạnh M&A ngân hàng (09/08/2018)

>   Tiết kiệm gửi góp trực tuyến được hưởng lãi suất lên tới 8.9% tại Maritime Bank (09/08/2018)

>   M&A ngân hàng có chỗ cho xúc cảm? (08/08/2018)

>   Vay thấu chi tiêu dùng tại Sacombank (08/08/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật