Thứ Hai, 09/07/2018 13:01

Việt Nam nên hành động ra sao trước vòng xoáy áp thuế Mỹ - Trung?

Bất kỳ ai đang tìm kiếm điểm sáng trong khoảnh khắc ảm đạm hiện nay trên nền kinh tế toàn cầu thì nên chuyển sự chú ý sang Việt Nam.

Đất nước này tự hào là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, có dân số ngày càng tăng, xu hướng nhân khẩu thuận lợi và sự ổn định chính trị. Ngày càng nhiều công ty đa quốc gia lớn đầu tư mạnh vào Việt Nam, từ Samsung cho tới Nestle, biến Việt Nam thành một cơ sở sản xuất công nghiệp và nâng chất lượng sống ở nơi đây. Vào tháng 5/2018, công ty xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings vừa nâng bậc tín nhiệm của Việt Nam, chỉ còn cách 2 bậc so với hạng đầu tư (investment grade).

Dù vậy, tất cả động lực tăng trưởng trên thế giới dường như không phù hợp với lập trường hiếu chiến từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã khơi mào cho cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

Liệu một nền kinh tế nhỏ, mở và phụ thuộc vào xuất khẩu như Việt Nam có thể đứng vững trước tác động từ cuộc đàn áp thương mại từ vị Tổng thống Mỹ này và sự đáp trả từ phía Trung Quốc? Ngoài ra, Việt Nam còn bị tác động bởi chu kỳ thắt chặt chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và nhà đầu tư có lý do để hoài nghi liệu đà tăng trưởng GDP 6.8% của quý 2/2018 có tiếp tục duy trì hay không?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây đã yêu cầu các bộ tăng gấp đôi việc giám sát thị trường và phác thảo các kế hoạch để tối thiểu hóa các tác động từ cuộc chiến thương mại nói trên.

Hàng rào thuế quan của ông Trump có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Việt Nam. Mặc dù mức tăng trưởng kinh tế 6.8% của Việt Nam là khá ấn tượng khi xét trên tiêu chuẩn toàn cầu, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức 7.5% của quý 1/2018. Đằng sau đà giảm tốc này là sự suy giảm đầu tư công và sản lượng khai khoáng. Quỹ đạo của lĩnh vực xuất khẩu quá đỗi quan trọng với Việt Nam giờ lại bị hoài nghi khá nhiều.

Trong giai đoạn từ tháng 1-6/2018, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu có thể giảm mạnh trong thời gian tới khi hàng rào thuế quan lên thép và nhôm của Tổng thống Trump có thể làm gia tăng chi phí nguyên vật liệu và tác động tiêu cực tới các đối tác thương mại của Mỹ. Cũng như các quốc gia châu Á khác, Trung Quốc – mục tiêu chính của ông Trump trong cuộc xung đột thương mại – là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

Hàn Quốc, thị trường xuất khẩu quan trọng thứ hai của Việt Nam, cũng đang rơi vào tình thế nguy hiểm. Trong giai đoạn từ tháng 10-12/2017, tăng trưởng của nước này thu hẹp lần đầu tiên trong 9 năm. Gần đây hơn, tăng trưởng của lĩnh vực xuất khẩu đã chững lại trong tháng 6/2018, giảm 0.1% sau khi tăng trưởng 13.2% trong tháng 5/2018. Sự suy giảm của nền kinh tế Hàn Quốc cũng tạo ra thêm một rắc rối với Việt Nam vì đây là nhà đầu tư dài hạn lớn nhất của Việt Nam.

Samsung, LG Electronics và các ‘ông lớn’ Hàn Quốc khác đang rót hàng chục tỷ USD vào Việt Nam vì chi phí lao động của Trung Quốc ngày một gia tăng. Chỉ riêng Samsung đã đầu tư hơn 17 tỷ USD vào 8 nhà máy ở Việt Nam, vốn sản xuất thiết bị điện thoại di động cho Tập đoàn này. Trong năm 2017, Samsung xuất khẩu 54 tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam, tương đương 28% GDP. Khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tác động tiêu cực tới Hàn Quốc, dòng chảy đầu tư vào Việt Nam có thể suy giảm.

Gần đây, xuất hiện một tranh luận cho rằng hàng rào thuế quan có thể tạo ra lợi ích cho Việt Nam. Ngay trước khi Washington tuyên bố áp thuế, các nhà điều hành châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tìm kiếm kế hoạch B khi chi phí của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Sự không chắc chắn và sự biến động tại Trung Quốc có thể đẩy nhanh quá trình chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc tới các quốc gia Đông Nam Á ổn định hơn và trong nhiều trường hợp là có môi trường chi phí cạnh tranh hơn.

Điều này tạo thêm động lực cho các cuộc cải cách cấu trúc tại Việt Nam: Cải thiện thể chế tài chính; tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), kìm hãm các ngân hàng ngầm (shadow bank); tự do hóa tài khoản vốn; tăng cường tính minh bạch và giảm tham nhũng.

Gần 25% trong số 92 triệu người Việt Nam đang dưới 15 tuổi. Khó khăn ở đây là gầy dựng tinh thần khởi nghiệp ở khắp đất nước. Việc này là vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự cải thiện chất lượng sống nơi đây. Mức tăng trưởng GDP trung bình 6.3% trong 12 năm vừa qua đã gia tăng thu nhập bình quân đầu người lên 2,385 USD – tăng hơn 6 lần so với năm 2000.

Song, mức này còn cách rất xa so với mức thu nhập bình quân đầu người 9,000 USD của Trung Quốc. Câu hỏi ở đây là liệu Việt Nam có thể vượt qua cái bẫy thu nhập trung bình - thường diễn ra quanh mức 10,000 USD - hay không.

Để bảo vệ đà tăng trưởng và giảm bớt tình trạng bất bình đẳng, Chính phủ Việt Nam phải thay đổi các động lực cơ bản của tăng trưởng. Một mục tiêu rõ ràng là giảm bớt sự phụ thuộc vào quá trình nới lỏng tiền tệ. Mức lạm phát 4.7% hiện nay (cao hơn mức ưa thích 4% của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam) đã giới hạn các phương án nới lỏng tiền tệ. Việc giảm bớt lãi suất tái cấp vốn 6.25% có thể làm gia tăng rủi ro nền kinh tế tăng trưởng quá nóng.

Cải thiện nền kinh tế và phụ thuộc nhiều hơn vào các thay đổi về tài khóa có thể tạo ra tăng trưởng hữu cơ và cân bằng hơn. Việt Nam lại hay thay đổi phương hướng từ lạc quan quá mức cho tới tiêu cực quá mức và ngược lại. Dĩ nhiên, câu chuyện hôm nay nghiêng nhiều hơn về trường hợp sau khi Việt Nam canh tranh với Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Dù vậy, rủi ro ở đây là cuộc chiến thương mại của ông Trump đột nhiên làm nền kinh tế Việt Nam chuyển sang hướng khác.

Bài viết thể hiện quan điểm của nhà báo William Pesek, tác giả của cuốn sách: “Japanization: What the World Can Learn from Japan's Lost Decades”

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asian Review)

FiLi

Các tin tức khác

>   6 tháng cuối năm: Mức xuất khẩu bình quân 20.45 tỷ USD/tháng là một thách thức rất lớn (09/07/2018)

>   Sức ép hàng Trung Quốc sẽ rất khủng khiếp với thị trường Việt Nam (09/07/2018)

>   Taxi truyền thống lại ‘tố’ Grab thao túng thị trường (09/07/2018)

>   Ngành điều lao đao vì thiếu vốn (09/07/2018)

>   "Năng lực ngành đường sắt yếu, không xứng trong chuỗi phát triển của Việt Nam" (08/07/2018)

>   7 hiệp hội "khóc" với Thủ tướng (08/07/2018)

>   Bộ Kế hoạch từ chối cấp phép đầu tư Nhiệt điện Vũng Áng 2 (08/07/2018)

>   Cả trăm ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật đổ xuống ruộng đồng mỗi năm (07/07/2018)

>   Ngành điện độc quyền cao nhất (07/07/2018)

>   Thuốc siêu rẻ, giá nào cũng sản xuất được (07/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật