Thứ Hai, 23/07/2018 20:30

Vì sao Tencent lên kế hoạch đầu tư vào Mỹ ngay khi cuộc chiến thương mại đang diễn ra?

Tencent sẽ đẩy mạnh nỗ lực mở rộng dịch vụ thanh toán WeChat Pay vào Mỹ, một giám đốc điều hành của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc nói với CNBC, đồng thời cho biết thêm nhiều thương gia sẽ tham gia cùng với họ vào cuối năm nay.

 

WeChat Pay cho phép người dùng đưa cho các cửa hàng một mã vạch trên điện thoại thông minh của họ thông qua ứng dụng nhắn tin WeChat do Tencent sở hữu. Cửa hàng đó sẽ quét mã vạch này, cho phép người dùng thanh toán một mặt hàng hoặc dịch vụ bằng tài khoản ngân hàng Trung Quốc. WeChat hiện có hơn 1 tỷ người dùng và khoảng 800 triệu người trong số đó sử dụng chức năng WeChat Pay.

Tencent đã tập trung vào việc mở rộng dịch vụ thanh toán ở nước ngoài, nhưng họ không cố gắng để tạo ra một phiên bản địa phương của WeChat cho các nước khác. Thay vào đó, công ty này đã tập trung vào việc thuyết phục các thương nhân ở nhiều quốc gia chấp nhận WeChat Pay để khách du lịch Trung Quốc có thể sử dụng nền tảng thanh toán này ở nước ngoài.

Và Tencent đang sẵn sàng thông báo rằng nhiều cửa hàng ở Mỹ sẽ chấp nhận WeChat Pay vào cuối năm nay.

"Mỹ cũng là một thị trường chúng tôi đang tập trung vào thời điểm này. Sau tháng 7, bạn sẽ thấy rất nhiều thương nhân chấp nhận WeChat Pay ở Mỹ" - Yin Jie, giám đốc hoạt động xuyên biên giới tại WeChat Pay, nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng trên truyền hình vào hôm thứ Năm vừa qua.

"Thực ra bây giờ, ở sân bay và trong một số cửa hàng miễn thuế, họ đã chấp nhận WeChat Pay, bởi vì Mỹ là một đất nước thực sự lớn và có nhiều thương nhân. Chúng tôi cần làm từng bước một”, bà Jie cho biết.

Năm ngoái, Tencent đã hợp tác với Citcon, một nền tảng thanh toán di động có trụ sở tại Mỹ, để mang WeChat Pay đến Bắc Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nhiều cửa hàng lớn chấp nhận dịch vụ này.

Bà Jie cho biết Tencent đang tập trung vào việc liên kết với các thương gia nổi tiếng với khách truy cập Trung Quốc.

"Bước đầu tiên chúng tôi sẽ chọn một số thương gia mà khách du lịch Trung Quốc thích, chẳng hạn như một số cửa hàng và miễn thuế, một số nhà hàng nổi tiếng, và có thể bước tiếp theo chúng tôi sẽ cố gắng tìm một số thương gia nhỏ hơn như siêu thị, một số cửa hàng tiện lợi. Chúng tôi sẽ chọn các thương gia lớn mà khách du lịch Trung Quốc thích, sau đó, khi nó đã cho thấy sự hấp dẫn, chúng tôi sẽ cố gắng mở rộng nó cho các thương gia nhỏ”, bà Jie cho hay.

Sự tập trung ngày càng tăng của Tencent trên thị trường Mỹ xuất hiện vào thời điểm các công ty công nghệ Trung Quốc bị “mắc kẹt” trong cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc. Chẳng hạn, hãng viễn thông ZTE đã bị cấm sử dụng các nhà cung cấp ở Mỹ. Và mặc dù lệnh cấm đó hiện đã được chính phủ Mỹ dỡ bỏ, nhưng công ty này cũng bị một số thiệt hại.

WeChat không phải là một sản phẩm phần cứng, nhưng căng thẳng Mỹ-Trung hiện tại có thể khiến những cửa hàng trên nước Mỹ cảnh giác với việc chấp nhận nền tảng này tại thời điểm chính trị nhạy cảm như vậy. Về phần mình, bà Jie cho biết bà không lo lắng vì WeChat Pay cung cấp một cách để các thương hiệu khai thác nguồn du khách Trung Quốc mang lại lợi nhuận lớn.

"WeChat Pay chỉ là một sản phẩm thanh toán, vì vậy nếu du khách Trung Quốc muốn sử dụng nó và thương gia muốn chấp nhận điều đó, thì tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có thị trường”, bà Jie nói.

Một thị trường béo bở

Và đó là lý do tại sao Tencent muốn tập trung vào thị trường Mỹ. Theo khảo sát của Nielsen với hơn 2,600 người được công bố hồi đầu năm nay, Mỹ là điểm đến phổ biến nhất đối với khách du lịch Trung Quốc bên ngoài châu Á vào năm 2017. Tính trung bình trong năm 2017, khách du lịch Trung Quốc đã chi 4,462 USD/người trong khi đi nghỉ ở Mỹ, nhiều hơn so với những gì họ đã bỏ ra ở bất kỳ quốc gia hoặc khu vực nào khác mà họ đến, nghiên cứu cho thấy.

Tuy nhiên, vẫn còn một vài vấn đề. Cuộc khảo sát của Nielsen cho thấy chỉ 28% trong các khoản thanh toán được thực hiện trong kỳ nghỉ của khách du lịch Trung Quốc là được thực hiện trên một nền tảng di động. Nhiều du khách Trung Quốc không biết rằng họ có thể sử dụng các ứng dụng thanh toán di động bên ngoài Trung Quốc và nhiều thương gia ở nước ngoài vẫn đang không chấp nhận nó.

Động lực mở rộng ứng dụng nhắn tin WeChat của Tencent đã có một lịch sử thành công lẫn thất bại. Năm 2013, họ từng có những chiến dịch đình đám ở các quốc gia châu Âu cũng như những thị trường lớn khác như Brazil với ngôi sao bóng đá Lionel Messi. Tuy vậy, họ đã thấy rằng khó mà loại bỏ sự thống trị của các dịch vụ do Facebook sở hữu như WhatsApp và Messenger. Kể từ đó, họ tập trung vào khách du lịch Trung Quốc đi ra nước ngoài, đặc biệt là với tính năng WeChat Pay. Năm ngoái, nền tảng thanh toán này đã được tung ra ở châu Âu.

Dẫu vậy, nỗ lực nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc của Tencent không phải là không có những thách thức riêng. Đó là họ phải “đấu” với Alipay, dịch vụ thanh toán thuộc sở hữu của Ant Financial, một công ty của tập đoàn Alibaba. Alipay ra mắt tại châu Âu vào năm 2015 và kể từ đó đã mở rộng sang các điểm đến khác như Nam Phi.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Điểm qua các cuộc chiến thương mại trong lịch sử Mỹ (23/07/2018)

>   16 năm lương mới mua được chai rượu ở Venezuela (23/07/2018)

>   Đức thông báo dỡ bỏ trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ (22/07/2018)

>   Samsung, Xiaomi đua nhau thống trị thị trường smartphone Ấn Độ (22/07/2018)

>   Trung Quốc có thể sử dụng “vũ khí” gì trong cuộc chiến thương mại với Mỹ? (21/07/2018)

>   Đồng USD giảm sau khi ông Trump cáo buộc Trung Quốc, EU và các nước khác thao túng tiền tệ (20/07/2018)

>   Donald Trump sẵn sàng áp thuế lên 505 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc (20/07/2018)

>   Burberry tiêu hủy hơn 37 triệu USD hàng tồn chứ không hạ giá (20/07/2018)

>   Hoảng loạn tràn lan, các nền tảng cho vay ngang hàng của Trung Quốc lần lượt “ra đi” (20/07/2018)

>   Trader đứng ngồi không yên vì đồng Nhân dân tệ liên tục suy giảm (20/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật