Thứ Sáu, 20/07/2018 10:48

Hoảng loạn tràn lan, các nền tảng cho vay ngang hàng của Trung Quốc lần lượt “ra đi”

Các nền tảng cho vay ngang hàng (P2P) Trung Quốc liên tục sụp đổ như môt hiệu ứng dây chuyền, khi nỗ lực kiểm soát hệ thống ngân hàng ngầm (shadow banking) của Chính phủ Trung Quốc gây ra tình trạng hoảng loạn trong ngành công nghiệp trị giá 192 tỷ USD này.

Tính tới ngày 20/07, khoảng 118 nền tảng cho vay P2P đã thất bại, theo dữ liệu từ Yingcan Group. Mới 3 ngày trước đó, con số này chỉ ở mức 57 nền tảng, tức tăng gần gấp đôi. Tỷ lệ nền tảng cho vay ngang hàng thất bại trong tháng 7/2018 đã là mức cao nhất trong 2 năm (dù tháng 7 vẫn còn tới hơn 1 tuần nữa mới chấm dứt), khi các thông tin về các vụ vỡ nợ và nguồn vốn bị đóng băng khiến nhà đầu tư hoảng sợ.

Jinyinmao, tổ chức cho vay P2P ở Thượng Hải, là một trong những nền tảng mới nhất bị đóng cửa trong tuần này. Nhà đầu tư đang mất dần niềm tin và dòng vốn đang lũ lượt rút khỏi ngành này, Jinyinmao cho biết trong tuyên bố ngày thứ Tư (18/07).

“Một số người đi vay đã mất đi định hướng và khả năng trả nợ, qua đó gây tác động lớn tới hoạt động của chúng tôi và làm cạn dần thanh khoản”, Jinyinmao cho biết trong tuyên bố.

Các cơ quan quản lý bắt đầu chiến dịch kiểm soát chặt chẽ ngân hàng ngầm vào đầu năm 2016, và đã có tới 230 nền tảng cho vay ngang hàng thất bại trong tháng 8/2016. Áp lực đó lại gia tăng trong vài tháng gần đây, sau khi thị trường tín dụng của Trung Quốc thắt chặt hơn và cơ quan quản lý cảnh báo những người tiết kiệm rằng họ nên chuẩn bị tin thần mất hết lượng tiền đã đặt vào các sản phẩm mang lại lợi suất cao.

Các nền tảng P2P của Trung Quốc có khoảng 50 triệu người dùng và tổng khoản cho vay tồn đọng là 1.3 tỷ Nhân dân tệ (192 tỷ USD). Thông thường, người gửi phải đợi đến khi các khoản cho vay của công ty đáo hạn mới lấy được tiền. Tuy nhiên, những người muốn rút chân sớm lại bán quyền nhận tiền cho người khác với giá rẻ hơn, hoặc đến thẳng văn phòng công ty đòi hoàn tiền.

Ngành công nghiệp P2P tại Trung Quốc có quy mô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, đây lại là một trong những mảng rủi ro cao và khó quản lý nhất trong hệ thống ngân hàng ngầm nước này.

Trong vài tháng qua, nhiều người đã đổ xô đến văn phòng của các tổ chức cho vay ngang hàng để đòi hoàn vốn vì lo ngại trước các bản tin về khả năng vỡ nợ, phong tỏa tài khoản hay đột ngột sập tiệm của các công ty này.

Đáng chú ý là trường hợp của ông David Gao, hiện làm việc tại ngành tài chính ở Bắc Kinh. Anh đã đổ toàn bộ tiền tiết kiệm khoảng 1 triệu Nhân dân tệ vào một nền tảng P2P ở Hàng Châu tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, cho tới nay, anh vẫn chưa lấy được tiền lãi và tiền gốc. Sau khi vượt hơn 1.000 km đến văn phòng công ty, Gao và nhiều người khác chỉ thấy một căn phòng trống trơn.

“Tôi sẽ không đầu tư vào bất kỳ nền tảng P2P nào nữa. Tôi không tin họ nữa đâu”, Gao cho biết, “Tôi buồn lắm, nhưng đành cố vượt qua thôi. Ở đây còn nhiều người khác, lớn tuổi hơn, thiệt hại hơn tôi nhiều”.

Khi tổ chức cho vay ngang hàng Qian88.com đóng cửa trong tuần trước, họ đã viện dẫn “tâm lý hoảng loạn của nhà đầu tư” là một trong những lý do. Họ đã phải gọi cảnh sát để đảm bảo trật tự, khi khách hàng đổ xô đến văn phòng công ty ở Thâm Quyến đòi lại tiền. Một nền tảng khác là Lqgapp.com đã phải ngừng hoạt động trong tuần trước sau khi một số nhà đầu tư nói về những khó khăn trong việc lấy lại tiền trên các phòng chat trực tuyến (chatroom), qua đó dẫn tới hàng loạt yêu cầu rút vốn. Nền tảng này cho biết họ sẽ cố trả tiền lại cho những người dùng trong 3 năm tới. Hiện Lqgapp.com đang nợ 5 tỷ Nhân dân tệ với khoảng 220,000 nhà đầu tư.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Trader đứng ngồi không yên vì đồng Nhân dân tệ liên tục suy giảm (20/07/2018)

>   Ông Trump không cảm thấy vui vì các đợt nâng lãi suất của Fed (20/07/2018)

>   Kobe Steel bị truy tố vì tội làm giả dữ liệu chất lượng sản phẩm (20/07/2018)

>   Hệ quả bảo hộ thương mại: Hàng Nhật sang Mỹ bắt đầu sụt giảm (19/07/2018)

>   Mỹ có thể không còn công cụ để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính kế tiếp (19/07/2018)

>   ADB: Chiến tranh thương mại đe dọa tới tăng trưởng của châu Á (19/07/2018)

>   Vì sao các chi nhánh của Bank of America dần biến mất? (19/07/2018)

>   Cố vấn kinh tế Nhà Trắng: Mỹ có thể tăng trưởng vượt 4% trong 1 hoặc 2 quý (19/07/2018)

>   Harley-Davidson có nên lo lắng về cuộc chiến thương mại không? (20/07/2018)

>   Boeing, Airbus bán được thêm hơn 110 tỷ USD máy bay (19/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật