Thứ Bảy, 21/07/2018 11:18

NHNN tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng

Ông Nguyễn Quốc Hùng- Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, hiện tại, NHNN tiếp tục kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng (TTTD) để đồng vốn đến đúng địa chỉ.

NHNN tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng để đồng vốn đến đúng địa chỉ

Đến thời điểm này, TTTD toàn hệ thống đạt khoảng 7%. Trong đó TTTD đối với lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn cũng đạt gần 7% và chiếm tỷ lệ 20%/tổng dư nợ nền kinh tế; tín dụng đối với công nghiệp xây dựng tăng hơn 7%, chủ yếu tập trung chế tạo chế biến; cho vay DNNV tính đến thời điểm này khoảng 3%. Trong khi dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS tiếp tục duy trì ở mức thấp…

Ông Hùng khẳng định, với diễn biến TTTD như hiện nay, theo tôi, đến cuối năm 2018, TTTD có thể đạt 14-15% hoặc có thể cao hơn nhưng tối đa chỉ ở mức 17%. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đối với vấn đề này không phải là con số tăng bao nhiêu mà là đảm bảo dòng vốn vào đúng nơi sản xuất, kiểm soát vốn vào các lĩnh vực rủi ro như BOT, chứng khoán, BĐS.

Hiện tại, NHNN tiếp tục kiểm soát tốc độ TTTD. Năm 2018 hoạt động cho vay tiêu dùng đặt mục tiêu tăng khoảng 20% (năm 2017 là 30%). Vẫn biết là cho vay tiêu dùng mang lại hiệu quả cho ngân hàng nhưng nó cũng tiềm ẩn rủi ro khi sai mục đích vay…

Vì vậy, NHNN định hướng giảm dần dư nợ đối với lĩnh vực này. Nhưng với mức tăng 20% theo tôi là phù hợp. Nếu giảm nữa sẽ không đáp ứng nhu cầu cần thiết của người dân. Về phía doanh nghiệp cũng cần phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm mới tạo ra hàng hoá mới.

Ngay cả đối với lĩnh vực rủi ro khác như BOT hay bất động sản không có chuyện dừng cho vay, nếu các dự án đó minh bạch hiệu quả thì ngân hàng vẫn cho vay.  Đối với BT, BOT các nhà thầu chứng minh năng lực tài chính, phương án khả thi đảm bảo khả năng thu hồi vốn đúng tiến độ, ngân hàng vẫn cho vay.

Hay như lĩnh vực bất động sản, không có chuyện cấm các ngân hàng cho vay, vì lĩnh vực này liên quan tới rất nhiều doanh nghiệp khác vật liệu xây dựng, sắt thép xi măng… Không những vậy, việc tiếp vốn cho dự án nhà ở xã hội để giúp cho người lao động thu nhập thấp có được căn nhà không phải là quá tốt sao. Không có lĩnh vực nào xấu, cả vấn đề là đưa đồng vốn vào đảm bảo hiệu quả cho nền kinh tế, cho xã hội chứ không dồn vào một lĩnh vực nào đó.

Đến thời điểm này, nhìn tổng thể, dòng vốn tiếp tục đưa vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, 5 lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp nông thôn, DNNVV, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao… Bên cạnh đó, NHNN thường xuyên có văn bản chấn chỉnh cảnh báo các ngân hàng đặc biệt lưu ý lĩnh vực rủi ro để đảm bảo dòng vốn thông suốt và chảy đến đúng địa chỉ.

Phương Hà

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   Ai hưởng lợi từ “chênh” tỷ giá giữa thị trường chính thức và chợ đen? (21/07/2018)

>   VPBank: Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm cán mốc 3,500 tỷ đồng, nợ xấu vượt ngưỡng 4% (20/07/2018)

>   6 tháng đầu năm, Sacombank đạt gần 1,000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (20/07/2018)

>   NHNN luôn nhắc nhở về chất lượng tín dụng (20/07/2018)

>   Vụ "doanh nhân khởi nghiệp vướng lao lý": Nhiều tài sản đảm bảo được định giá thấp (20/07/2018)

>   MBB: Lãi trước thuế 6 tháng 3,800 tỷ đồng, bancassurance và tài chính tiêu dùng sẽ đẩy tăng trưởng trong tương lai (20/07/2018)

>   Quý 2/2018, VietBank báo lãi gấp 6 lần cùng kỳ nhưng nợ xấu cũng tăng thêm 41% (19/07/2018)

>   BacABank: Lãi sau thuế nửa đầu năm đạt gần 350 tỷ đồng, tăng trưởng 47% (19/07/2018)

>   Nhờ giảm dự phòng tín dụng, lãi ròng KienLongBank tăng 15% sau 6 tháng (19/07/2018)

>   Giá USD tự do lại nhảy vọt (19/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật