Thứ Bảy, 21/07/2018 08:47

Ai hưởng lợi từ “chênh” tỷ giá giữa thị trường chính thức và chợ đen?

Trong khi giá USD chợ đen không ngừng “nhảy múa” thì thị trường chính thức gần như “bất động”. Hiện USD chợ đen đã đắt hơn giá bán của các ngân hàng từ 200 – 255 đồng/USD. Có hay không việc ngân hàng hưởng lợi từ “chênh” tỷ giá giữa thị trường chính thức và chợ đen?

Trước sức ép từ sự lên giá của đồng bạc xanh trên thị trường thế giới, Ngân hàng  Nhà nước (NHNN) đã chủ động phát tín hiệu sẽ can thiệp để hỗ trợ tỷ giá. NHNN với vai trò là người mua bán cuối cùng đã linh hoạt giá mua/bán USD trên thị trường thông qua tỷ giá trung tâm và điều này đã phần nào giúp cho tỷ giá USD/VND bớt áp lực. Thực tế, tỷ giá trung tâm sau khi liên tục tăng giá mua vào đã bắt đầu có sự lên xuống theo cung cầu thị trường. Tuy nhiên, có một điều bất thường, đó là trong khi giá mua/bán USD tại các NHTM gần như “đứng im” thì tại “chợ đen” vẫn tăng tới trên 140 đồng/USD chỉ trong vòng 2 tuần qua.

USD chợ đen “nhảy múa”, ngân hàng đi ngang

Theo khảo sát của Dân Việt, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do thời gian vừa qua, đặc biệt là trong 2 tuần trở lại đây, liên tục nhảy múa với những “bước sóng” lớn, bất chấp sự ổn định tương đối của tỷ giá trung tâm của NHNN.

Nhìn vào giá mua/bán USD trên thị trường tự do từ ngày 09 – 20.7 cho thấy chi có 2 phiên giảm từ 10 – 35 đồng/USD, còn lại là duy trì đà tăng ở hầu hết các ngày còn lại với mức tăng mạnh nhất lên tới 70 – 80 đồng/USD (ngày 14.7).

Với đà tăng liên tục trong 2 tuần, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do đã chính thức thiết lập mức đỉnh trong năm với 23.265 đồng/USD (mua vào) và 23.300 đồng/USD (bán ra). Chênh lệch mua/bán cũng được nới rộng lên từ 50 – 80 đồng/USD.

Như vậy, giá USD mua vào chợ đen đã tăng tới 140 đồng, cao gấp 28 lần mức tăng của tỷ giá đang được niêm yết tại các NHTM và USD bán ra tăng tới 175 đồng.

Đối lập với sự “nhảy múa” của tỷ giá USD/VND chợ đen là sự linh hoạt của tỷ giá  trung tâm và gần như “bất động” của các NHTM. Trong 2 tuần qua, tỷ giá trung tâm của NHNN đã có 6 phiên tăng, 4 phiên giảm với mức tăng là 22 đồng.

Trong khi đó, tỷ giá USD/VND tại các NHTM  dường như “thờ ơ” với những điều chỉnh của tăng/giảm của tỷ giá trung tâm cũng như sự “nhảy múa” của USD chợ đen.

Đơn cử như tại Vietcombank, 2 phiên tăng và 1 phiên giảm (mức tăng/giảm 5 đồng/USD mỗi phiên) nhưng lại có tới 6 ngày không điều chỉnh tỷ giá niêm yết. Mức tỷ giá mua/bán phổ biến 23.010 đồng/USD và 23.080 đồng/USD. Tình trạng này cũng diễn ra tại các ngân hàng khác như BIDV, Vietinbank, Techcombank, Sacombank…

Với diễn biến đó, hiện giá bán USD chợ đen đang đắt hơn khoảng 235 -255 đồng so với các NHTM.

Ngân hàng “hưởng lợi” khi bất động tỷ giá?

Theo nhìn nhận của giới chuyên gia ngân hàng động thái này xuất phát từ 2 căn nguyên. Thứ nhất là do sự khác biệt về đối tượng khách hàng của thị trường tự do và NHTM.

Theo luật sư Nguyễn Minh Anh, Giám đốc công ty luật Minh Trí, đối tượng mua bán ngoại tệ chủ yếu của các NHTM là các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp lớn có nhu cầu ngoại tệ cao. Còn đối tượng giao dịch USD tại chợ đen lại là các nhà đầu tư nhỏ, những cá nhân có nhu cầu mua ngoại tệ với số lượng ít nhằm đáp ứng các nhu cầu du lịch quốc tế, du học …

“Đối tượng khác nhau, số lượng cũng như giá trị mỗi giao dịch mua/bán tại chợ đen không lớn như tại các NHTM, vì vậy tỷ giá USD/VND luôn “nhạy cảm” hơn đối với mọi biến động của tỷ giá trên thị trường trong nước và quốc tế”, ông Anh bình luận.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, kinh tế nước Mỹ đang tăng trưởng mạnh, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng có dấu hiệu căng thẳng, điều này đã tạo áp lực lên nền kinh tế Việt Nam dẫn đến NHNN phải điều chỉnh tỷ giá trung tâm. Cùng với đó, tỷ giá chợ đen tăng mạnh, tạo áp lực nên các nhà đầu tư nhỏ và cá nhân. Với tâm thế đầu tư ngắn hạn, các nhà đầu tư này có xu hướng bán USD để hưởng chênh lệch do đồng USD tại thị trường này đang cao và không biết khi nào giảm.

Với mức chênh hơn 200 đồng/USD giữa thị trường chính thức và chợ đen, cơ quan quản lý cần phải tăng cường kiểm soát các điểm mua bán ngoại tệ để tránh tình trạng ngân hàng "tuồn" USD ra ngoài để kiếm lời

Một nguyên nhân khác và được coi là nguyên nhân quan trọng tạo nên sự khác biệt giữa 2 thị trường chính thức và phi chính thức đến từ chính sách điều tiết và ổn định thị trường của NHNN. Các nhà phân tích chỉ ra rằng, sau khi USD trên thị trường thế giới biến động mạnh, NHNN đã chủ động phát tín hiệu sẽ can thiệp để hỗ trợ tỷ giá và những áp lực lên tỷ giá USD/VND đã phần nào được giảm bớt. Thực tế, NHNN đã giảm mạnh tỷ giá bán ra USD/VND từ 23.294 đồng xuống 23.050 đồng vào ngày 3.7.

Dù vậy, giới chuyên gia cho rằng, các NHTM vẫn được hưởng lợi từ sự “đứng im” này. Khi NHNN thực hiện bán ngoại tệ can thiệp điều tiết thị trường, với mức giá mua bán như hiện nay các ngân hàng vẫn được hưởng lợi từ chênh lệch mua/bán USD. Giá mua/bán tại các NHTM hiện phổ biến 23.015 đồng/USD và 23.085 đồng/USD, trong khi đó, các NHTM nếu mua USD từ NHNN mức giá chỉ là 22.050 đồng. Như vậy, các NHTM đang được hưởng mức chênh tới 80 đồng/USD. Đó là lý do mà các NHTM không nhất thiết phải thay đổi tỷ giá.

Tuy vậy, dưới góc nhìn của một luật sư, ông Minh anh lo ngại sự sôi động của giá USD chợ đen sẽ dẫn tới một khả năng, các NHTM “tuồn” USD từ thị trường chính thức sang thị trường phi chính thức để kiếm lời cao hơn nếu như chênh lệch tỷ giá giữa 2 thị trường này quá lớn.

“Hiện mức chênh lệch đã lên tới hơn 200 đồng, con số này không phải là nhỏ. Để ngăn chặn tình trạng “tuồn” USD ra thị trường tự do, cơ quan nhà nước sẽ phải có biện pháp quản lý chặt những điểm được trao đổi, mua bán ngoại tệ”, vị luật sư này đề xuất.

Lê Thúy

DÂN VIỆT

Các tin tức khác

>   VPBank: Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm cán mốc 3,500 tỷ đồng, nợ xấu vượt ngưỡng 4% (20/07/2018)

>   6 tháng đầu năm, Sacombank đạt gần 1,000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (20/07/2018)

>   NHNN luôn nhắc nhở về chất lượng tín dụng (20/07/2018)

>   Vụ "doanh nhân khởi nghiệp vướng lao lý": Nhiều tài sản đảm bảo được định giá thấp (20/07/2018)

>   MBB: Lãi trước thuế 6 tháng 3,800 tỷ đồng, bancassurance và tài chính tiêu dùng sẽ đẩy tăng trưởng trong tương lai (20/07/2018)

>   Quý 2/2018, VietBank báo lãi gấp 6 lần cùng kỳ nhưng nợ xấu cũng tăng thêm 41% (19/07/2018)

>   BacABank: Lãi sau thuế nửa đầu năm đạt gần 350 tỷ đồng, tăng trưởng 47% (19/07/2018)

>   Nhờ giảm dự phòng tín dụng, lãi ròng KienLongBank tăng 15% sau 6 tháng (19/07/2018)

>   Giá USD tự do lại nhảy vọt (19/07/2018)

>   TP HCM: Trụ ATM Techcombank bị trộm đục (19/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật