Thứ Tư, 04/07/2018 06:04

Giấy Sài Gòn “về tay” người Nhật: Bộ Công Thương nói gì?

Việc tập trung kinh tế giữa Công ty CP Giấy Sài Gòn và Tập đoàn Sojitz Nhật Bản theo hình thức chuyển nhượng cổ phần không thuộc trường hợp bị cấm.

Sau 3 năm thương lượng, cuộc "hôn phối" giữa Công ty Giấy Sài Gòn và Sojitz đã hoàn tất.

Tập đoàn của Nhật đã chi ra tổng cộng  91,2 triệu USD, tương đương hơn 2.000 tỷ đồng để thâu tóm phần lớn vốn của Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn.

Trong thương vụ này, Sojitz chọn hình thức tăng tỉ lệ sở hữu tại Giấy Sài Gòn thông qua việc mua số cổ phần cũ và phát hành thêm cổ phần như một sự đầu tư cho phát triển của thương hiệu Giấy Sài Gòn.

Theo thông tin từ Giấy Sài Gòn, đối tác Nhật sẽ tăng công suất và đầu tư vào sản xuất giấy vệ sinh và giấy công nghiệp.

Trả lời Hồ sơ tham vấn tập trung kinh tế của Công ty CP Giấy Sài Gòn và Tập đoàn Sojitz, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) khẳng định: Việc tập trung kinh tế giữa Công ty CP Giấy Sài Gòn và Tập đoàn Sojitz Nhật Bản theo hình thức chuyển nhượng cổ phần không thuộc trường hợp bị cấm theo Điều 18 và không thuộc trường hợp phải thông báo theo Khoản 1 Điều 20 Luật Cạnh tranh Việt Nam 2004 do thị phần kết hợp của các bên tham gia tập trung kinh tế trong năm 2016 và 2017 đều dưới 30%.

“Công ty CP Giấy Sài Gòn và Tập đoàn Sojitz Nhật Bản được tiến hành làm thủ tục tập trung kinh tế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Điều 24 Luật Cạnh tranh Việt Nam và theo quy định của pháp luật khác có liên quan”. – Cục này khẳng định.

Trước đó, Tập đoàn Sojitz của Nhật Bản công bố đã chính thức mua lại Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn nhằm khai thác nhu cầu ngày càng gia tăng về giấy bìa cứng và khăn giấy ở khu vực Đông Nam Á. Sojitz hiện nắm giữ 93,8 triệu cổ phần của Giấy Sài Gòn, tương ứng với 95,2% vốn điều lệ.

Được biết, Sojitz đã chi 10 tỷ Yên (khoảng 91,2 triệu USD) cho thương vụ này.

Với việc mua lại 90% cổ phần của Saigon Paper với mức giá 91,2 triệu USD, tương đương hơn 2.000 tỷ đồng, tập đoàn Sojitz của Nhật Bản đã làm chủ công ty giấy lớn nhất của Việt Nam.

Lam Song

DĐDN

Các tin tức khác

>   Quan ngại nguồn vốn đổ quá nhiều vào bất động sản (03/07/2018)

>   Hàng không lại đua nhau tăng phí dịch vụ (03/07/2018)

>   Phập phồng lo thuế bảo vệ môi trường xăng dầu tăng kịch khung (03/07/2018)

>   40% nhân sự kém của Đài truyền hình Hà Nội là con 'ông này, bà kia' (03/07/2018)

>   Đề xuất dỡ trần cho giá đồ ăn nhập khẩu bán ở sân bay (03/07/2018)

>   Làm gì khi các rào cản thương mại gia tăng? (03/07/2018)

>   Báo Canada khẳng định, Mumuso đến từ Trung Quốc (02/07/2018)

>   Dùng cáp treo để giảm ùn tắc giao thông? (02/07/2018)

>   Cuộc chiến cửa hàng tiện lợi: Bao nhiêu doanh nghiệp âm thầm đóng cửa? (02/07/2018)

>   Căng thẳng cuộc chiến thép nội - ngoại: Không cấp phép cho sản phẩm đã dư thừa (02/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật