Tỷ phú Ray Dalio: 2 thói quen xấu bạn cần từ bỏ để thành công
Là nhà sáng lập của quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới, Ray Dalio là một người thành công theo bất kỳ tiêu chuẩn nào. Ông đã điều hành công ty Bridgewater Associates từ một căn hộ hai phòng ngủ ở New York (Mỹ) và biến nó thành một công ty quản lý số tài sản trị giá lên tới 160 tỷ USD – việc đã giúp ông trở thành tỷ phú.
Tỷ phú Ray Dalio
|
Để thành công, có hai thói quen xấu mà bạn phải sớm từ bỏ, Dalio chia sẻ trong một video hoạt hình nhiều tập tên “Những nguyên tắc của Thành công” (Principles for Success) dựa trên cuốn sách “Những nguyên tắc trong Cuộc sống và Công việc” (Principles: Life & Work) của ông.
Chúng ta phải tự giác từ bỏ hai thói quen này, và chúng là những vấn đề mà ai cũng có thể khắc phục được.
1. Nghe theo bản ngã của mình
Thói quen xấu đầu tiên chính là tin rằng bạn luôn luôn đúng.
Dalio chia sẻ, với mục đích nêu ra ý tưởng để mọi người tranh luận: “Bởi vì nhu cầu chứng tỏ bản thân quan trọng hơn việc tìm hiểu xem điều gì mới là đúng, chúng ta thích tin vào những quan điểm của bản thân mà không chiêm nghiệm chúng một cách thích đáng”. “Chúng ta đặc biệt không thích nhìn nhận những sai lầm và điểm yếu của bản thân.”
Khi có người chất vấn những ý tưởng hay quan niệm của chúng ta, thì theo phản xạ tự nhiên, chúng ta sẽ trở nên phòng thủ và bực bội. Nhưng điều đó không có nghĩa đây là một phản ứng đúng đắn. Dalio giải thích: “Điều này sẽ khiến chúng ta đưa ra những quyết định tồi, ít chịu học hỏi, và không phát huy hết tiềm năng của bản thân.”
Để vượt qua chướng ngại này, ông đề nghị chúng ta hãy nhìn nhận sự phê bình như là những phản hồi hữu ích, thay vì xem đó là một sự công kích. Đó là điều mà bản thân nhà tỷ phú đã và đang rèn luyện.
Chẳng hạn, khi Dalio nhận được một email phê bình nghiêm trọng về biểu hiện của ông trong suốt cuộc họp với một nhân viên cấp dưới, ông đã chuyển tiếp nó cho toàn thể công ty Bridgewater. Bức email, mà Dalio đã chia sẻ trên Ted Talk, có nội dung như sau:
“Điều này không tuyệt hay sao?”, Dalio đã nói với những khán giả tại Ted Talk về bức email như thế.
“Nó tuyệt bởi vì tôi cần những phản hồi như thế,” ông tiếp tục nói. “Và nó tuyệt bởi vì nếu tôi không để Jim và những người như Jim bày tỏ quan điểm của họ, thì mối quan hệ của chúng tôi sẽ không còn giống như trước nữa.”
2. Không nhận ra được những hạn chế của bản thân
Dalio giải thích trong một video “Những nguyên tắc của Thành công” (Principles for Success): “Ranh giới của sự hạn chế là khi một người tin rằng anh ta hoặc cô ta có thể biết được mọi thứ.”
Và trạng thái tâm lý này là một sai lầm, ông nói thêm: “Một sự thật đơn giản là không ai có thể nhìn thấy được một bức tranh thực tế toàn vẹn.”
Bởi vì con người có những ưu điểm và khuyết điểm khác nhau, Dalio nói, cho nên kết quả tốt nhất được tạo ra từ nhiều góc nhìn khác nhau.
Ông tiếp tục chia sẻ: “Trong khi một số người khá hơn trong việc nhìn nhận tổng thể của một bức tranh, những người khác lại giỏi nhìn thấy những chi tiết”. “Có những người sẽ có tư duy tuyến tính (linear thinking), và một số khác thì lại nghiêng về tư duy ngoại biên (lateral thinking). Trong khi một số người sáng tạo nhưng lại không đáng tin cậy, một số người khác thì đáng tin cậy nhưng lại không sáng tạo.”
Adam Grant, nhà tâm lý học tổ chức và là giáo sư Đại học Wharton, đồng tình với việc cần có nhiều nguồn ý kiến khác nhau - thậm chí cả những ý kiến bạn không đồng tình - để cải thiện việc đưa ra ý tưởng.
Grant chia sẻ trên CNBC Make It rằng: "Bằng chứng cho thấy những ý kiến thiểu số sẽ cải thiện việc đưa ra quyết định, thậm chí cả khi chúng không chính xác". "Xác suất bạn đưa ra một quyết định thông minh hay nảy ra một giải pháp sáng tạo để giải quyết một vấn đề thật sự sẽ gia tăng, và lý do đằng sau là những ý kiến trái chiều buộc chúng ta phải xem lại những tiêu chuẩn, cân nhắc lại quy trình và tất cả những lựa chọn khả thi. Thay vì dẫn đến những suy nghĩ tương đồng, chúng sẽ kích thích những suy nghĩ trái ngược và thật sự gia tăng tính đa dạng trong tư duy."
Ngay cả Jeff Bezos, Giám đốc điều hành (CEO) của Amazon và là người đàn ông giàu nhất thế giới, cũng hiểu được không phải lúc nào ông cũng suy nghĩ chính xác.
Bezos viết trong lá thư gửi các cổ đông của Amazon năm 2017 rằng: "Nếu bạn có niềm tin chắc chắn với một định hướng dù không ai đồng tình cả, thì bạn nên nói 'Này, tôi biết chúng ta không đồng tình với điều này nhưng bạn sẽ đánh cược với tôi chứ? Không đồng ý và phó thác?"
Bản thân Bezos đã sử dụng kỹ xảo này khi quyết định không biết có nên tiến hành dự án mới cho Amazon Studios hay không. Ông từng lo lắng việc tiến hành dự án đó sẽ thất bại.
Bezos viết: "Tôi đã chia sẻ với đội nhóm về quan điểm của mình: Tranh luận xem nó có đủ thú vị, có quá phức tạp để tiến hành, điều kiện kinh doanh không được tốt, và chúng tôi còn có những cơ hội khác". Nhưng, đội ngũ của ông lại nhìn nhận tình huống đó theo một hướng khác. Họ muốn tiến hành thực hiện dự án đó.
Bezos đã quyết định tin tưởng vào đội nhóm của ông, bất kể những ý kiến trái chiều: "Tôi đã liền phản hồi lại 'Tôi không đồng ý và hy vọng nó sẽ trở thành thứ đáng giá nhất chúng ta đã tạo ra từ đó đến giờ.'"
Không rõ dự án đó giờ như thế nào, nhưng như Dalio nói: "Nếu chúng ta đem nó ra mổ xẻ, sau đó đưa ra những ý kiến khác nhau, không phải chúng ta sẽ khá hơn hay sao?"
Tuệ Nhiên (Theo CNBC)
FILI
|