Thứ Năm, 31/05/2018 20:25

Bỏ việc trong 15 tháng đầu tiên chẳng khác gì bớt mấy năm kinh nghiệm

Các chuyên gia tuyển dụng dường như có những quan điểm khác biệt về việc sớm từ bỏ một công việc trong lý lịch của bạn. Một vài người cho rằng thời gian cống hiến ít ỏi tại một công ty không còn là sự phản ánh tiêu cực, trong khi những người khác khuyên nên duy trì một công việc trong ít nhất 1 năm để thể hiện tinh thần cam kết.

Theo cuộc khảo sát được thực hiện bởi trang web việc làm TalentWork, con số 1 năm thậm chí có thể còn chưa đủ.

Cuộc nghiên cứu phân tích mẫu khảo sát ngẫu nhiên gồm 6,976 ứng viên từ 365 thành phố ở Mỹ thuộc 101 ngành nghề khác nhau và phát hiện ra rằng những ứng viên nào từng bị sa thải, đuổi việc hay tự nghỉ việc trong vòng 15 tháng đầu tiên khi đang đảm nhận một công việc thì sẽ bị mất 43% khả năng được tuyển dụng khi ứng tuyển những công việc mới. Tỷ lệ gọi phỏng vấn cho những ứng viên này là 7.6%, so với tỷ lệ 13.4% của những ứng viên đã duy trì một vị trí lâu hơn 15 tháng.

Theo cuộc khảo sát, điều này tương đương với việc xóa đi gần 5 năm kinh nghiệm từ lý lịch của bạn (tính trung bình giữa các ngành nghề và giữa những tiêu chí tính kinh nghiệm khác nhau).

Theo TalentWorks, hiện tượng này xảy ra chủ yếu vì những nhà quản lý tuyển dụng chỉ xem lướt qua các bản lý lịch xin việc. Nghiên cứu khác cho thấy rằng những nhà tuyển dụng chỉ dùng ít hơn một phút – thậm chỉ chỉ 30 giây – để xem qua một bản lý lịch.

Trang web việc làm trên lý giải rằng khi những nhà quản lý thấy bạn nắm giữ một vị trí chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, thì một “lá cờ đỏ” tự nhiên sẽ xuất hiện. Khi đó, nhà tuyển dụng phần nhiều sẽ bỏ qua hồ sơ của bạn và tiếp tục với một hồ sơ khác, hơn là sẽ dành nhiều thời gian hơn để thắc mắc và suy nghĩ tại sao bạn lại nghỉ việc.

Thực tế, cuộc khảo sát cho thấy những ứng viên có kinh nghiệm làm việc lâu năm mà rời bỏ một công ty trong vòng 15 tháng đầu tiên sẽ gặp phiền phức hơn nhiều trong quá trình tìm việc làm. Chẳng hạn, những người tìm việc với 5 năm kinh nghiệm có tỷ lệ gọi phỏng vấn là 16%, và mất tương đương 3.7 năm kinh nghiệm cho mỗi vị trí mà họ từ bỏ trước thời hạn 15 tháng; trong khi những ứng viên với 10 năm kinh nghiệm có tỷ lệ gọi phỏng vấn là 14.3%, và mất tương đương 8.3 năm kinh nghiệm mỗi vị trí mà họ từ bỏ.

Những ai có ít hơn 2 năm kinh nghiệm thì không bị ảnh hưởng bởi tình trạng này.

Trang web cung cấp vài lý giải cho chiều hướng này. Những người chủ sẽ có kỳ vọng cao hơn dành cho những nhân viên có kinh nghiệm. Một nhà quản lý tuyển dụng sẽ ít quan tâm nếu một trợ lý cấp thấp bỏ việc trong vòng 6 tháng bởi vì đó là một vị trí dễ dàng bù đắp và không gây ảnh hưởng nhiều đến công ty. Nhưng một giám đốc marketing mà từ bỏ công việc trước đây trong vòng 6 tháng sẽ làm cho nhà tuyển dụng hoài nghi và sẽ đánh giá người này dường như không có tính trách nhiệm.

Và mặc dù nhiều người nghĩ rằng thời hạn 1 năm tại một công ty là đã đủ lâu, nhưng thống kê trên lại cho thấy điều khác: Tối thiểu nhất phải là 18 tháng, nhưng 24 tháng mới là con số an toàn nhất. Theo trang web đề xuất, điều này có nghĩa là nếu bạn muốn nghỉ việc hay tìm thấy một cơ hội tiềm năng ở một chân trời khác, thì bạn nên cố gắng chờ trong ít nhất một năm rưỡi.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tuyển dụng, trong trường hợp bạn bị cho nghỉ việc, thì khoảng thời gian gắn bó với một công ty phần lớn không nằm trong tầm tay của bạn, và có những cách thức để bù đắp cho việc này trong khi bạn đi săn việc.

Amanda Augustine, Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp cho TopResume chia sẻ đầu tiên, bạn nên tiếp tục kiếm việc để làm trong lúc đó để lý lịch của bạn không có khoảng trống. Cô chia sẻ trên chuyên mục CNBC Make It rằng: “Khi đi kiếm việc, người ta sẽ thích nghe bạn có làm một chân tài xế cho hãng Lyft hơn là nghe bạn nói bạn đã không làm gì cả, ngoại trừ việc chỉ lo nộp đơn ứng tuyển trong suốt thời gian bạn nghỉ việc”.

Suzy Welch, tác giả của các đầu sách bán chạy về quản trị và là cộng tác viên của CNBC, nói rằng trong suốt cuộc phỏng vấn, hãy hoàn toàn minh bạch về việc tại sao bạn lại nghỉ việc và đừng cố bịa ra một câu trả lời nào khác. Cô khuyên: “Hãy hướng cuộc trò chuyện về việc tại sao bạn lại muốn tham gia vào công ty mới này”. “Hãy giải thích tại sao công việc này lại phù hợp với những kỹ năng, những giá trị và mục tiêu nghề nghiệp của bạn.”

Tuệ Nhiên (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Bí quyết thành công trong sự nghiệp là sở hữu... thú cưng? (31/05/2018)

>   Kinh doanh thực phẩm sạch dưới hình thức trực tuyến lên ngôi (29/05/2018)

>   Những nước cấm quảng cáo bia rượu trên thế giới (27/05/2018)

>   Vượt Singapore, hộ chiếu Nhật quyền lực nhất thế giới (23/05/2018)

>   Chủ nhân giải độc đắc công khai hình ảnh lĩnh 42 tỷ đồng (23/05/2018)

>   Lời khuyên hữu ích của Oprah Winfrey dành cho sinh viên mới ra trường (23/05/2018)

>   Nhà mạng tiếp tục 'thúc' bổ sung thông tin (23/05/2018)

>   Chủ nhân giải Jackpot 300 tỷ đồng đã xuất hiện (18/05/2018)

>   6 điều cần biết về cô dâu Meghan Markle trước lễ cưới hoàng gia Anh (18/05/2018)

>   Bằng cách nào nhóm 1% có thể kiểm soát hơn 80% tài sản của thế giới? (19/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật