Thứ Hai, 11/06/2018 15:35

Nhịp đập Thị trường 11/06: Về lại vạch xuất phát

Giao dịch về cuối phiên chiều khá kịch tính khi các chỉ số thị trường liên tục rung lắc mạnh. Tuy VN-Index giữ được mốc tham chiếu nhưng HNX-Index lại giảm mạnh.

VN-Index kết phiên giao dịch quay về sát mốc tham chiếu tại mức 1,039.02 điểm. HNX-Index giảm 1.17% xuống mức 118.45 điểm.

Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 197 mã tăng điểm và 254 mã giảm điểm. Điểm là điểm đáng lo ngại trong bối cảnh thị trường rung lắc mạnh.

Điểm đáng chú ý là một số ngành lớn và có sự ảnh hưởng mạnh đến thị trường như ngân hàng, khai khoáng… có sự sụt giảm rõ nét trong phiên hôm nay.

Ngành ngân hàng chỉ có VPB, TCB là tăng trưởng, còn lại thì hầu hết là giảm giá. Riêng mã VPB thì hai đường MA 10 và MA 20 đã cho tín hiệu mua nên xu hướng tăng trưởng ngắn hạn của cổ phiếu này đã được xác lập.

Biến động của VPB trong vòng 9 tháng qua

Nhóm khai khoáng cũng điều chỉnh khá lớn. Các mã PVD, PVS, PVC… đều đang về lại gần đáy cũ dài hạn.

Trong đó, PVD nhiều khả năng sẽ test vùng 12,000-14,000 thêm một lần nữa. Nếu vùng này bị thủng thì rủi ro sẽ tăng mạnh.

Biến động của PVD trong vòng 3 năm qua

Khối ngoại bán ròng 176.75 tỷ trên HOSE và bán ròng 6.23 trên HNX. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn trong thời gian tới thì rủi ro sẽ tăng lên.

14h: Ngân hàng, bất động sản phân hóa

Thị trường tăng trưởng nhưng tình trạng phân hóa khá rõ nét. Chỉ riêng ngành công nghệ thông tin là có sự tăng trưởng ổn định từ đầu phiên.

Độ rộng thị trường vẫn còn nghiêng về bên bán với 178 mã tăng và 245 mã giảm. Đây chính là yếu tố khiến cho nhà đầu tư lo ngại nhất hiện nay.

Ngành ngân hàng đang tăng nhẹ với sự phân hóa khá mạnh. Các mã VPB, MBB, VCB… tăng tốt trong khi SHB, CTG… thì vẫn còn điều chỉnh. Dự kiến quá trình này sẽ còn tiếp diễn.

Riêng MBB thì giá đã vượt MA 20. Nếu như trong vài phiên tới giá vượt luôn MA 50 thì đà tăng trưởng trung hạn hạn sẽ chính thức quay trở lại.

Ngành bất động sản và xây dựng cũng biến động khá kịch tính. Mã ROS tăng kịch trần và gần như mạnh nhất thị trường sau một thời gian dài điều chỉnh và tích lũy.

Các mã trong ngành bất động sản hầu hết đều giảm nhẹ. Riêng CEO giảm sàn với khối lượng dư bán rất lớn.

Phiên sáng: Lấy lại sắc xanh nhưng bên bán chiếm ưu thế

Các mã cổ phiếu thuộc nhóm công nghệ thông tin, thực phẩm – đồ uống, tiện ích … khởi sắc giúp thị trường lấy lại sắc xanh.

Kết phiên sáng, VN-Index đạt mức 1,044.13 điểm, tăng 0.49%; HNX-Index dừng tại mức 119.78 điểm, tương đương mức giảm 0.06%.

Giao dịch trên cả hai sàn ở mức trung bình cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang thận trọng. Bên bán lại chiếm ưu thế với 163 mã tăng và 237 mã giảm.

Về nhóm ngành, công nghệ thông tin là nhóm nổi bật nhất thị trường. Đây là ngành có mức giảm rất lớn trong nhiều tháng gần đây.

Riêng mã ELC đã tăng trần với khối lượng khớp khá cao (gần gấp đôi trung bình 20 phiên). Giá ELC đã tích lũy khá lâu trong vùng 9,000-11,000 trước khi bứt phá.

Biến động của ELC trong vòng 3 năm qua

Ngành thực phẩm - đồ uống cũng rất khả quan với sự đi lên của VNM, SAB… Riêng SAB thì xu hướng tăng đã được xác nhận qua quá trình tạo đáy trong vùng 200,000-235,000.

Biến động của SAB trong vòng 18 tháng

10h30: Tiếp tục giằng co

Mặc dù thị trường đã xanh điểm trở lại nhưng tình trạng giằng co mạnh và phân hóa vẫn chưa chấm dứt.

Độ rộng toàn thị trường khá yếu với 158 mã tăng điểm và 206 mã giảm điểm. Điều này cho thấy bên bán tiếp tục chiếm ưu thế so với bên mua. Tuy nhiên, chênh lệch giữa số mã tăng và mã giảm đã thu hẹp dần so với đầu phiên sáng.

Nhóm thực phẩm - đồ uống là nhóm nổi bật nhất thị trường. Sự tăng trưởng của VNM trong phiên hôm nay là rất đáng chú ý. Giá VNM đã test thành công vùng hỗ trợ 150,000-165,000 và đang hướng đến đỉnh cũ 210,000-215,000.

Biến động của VNM trong vòng 2 năm qua

Ngoài ra, trong nhóm VN30 thì VJCCTD cũng tăng rất tốt. CTD đã quay trở lại đà tăng trưởng sau đợt giảm gần 40% kéo dài suốt nhiều tháng.

Cùng với biến động phức tạp của giá dầu thì nhóm khai khoáng (PVD, PVS, PVC…) đã bắt đầu thoái lùi mạnh trở lại.

Mở cửa: ETF rơi vào trạng thái discount, thị trường rung lắc mạnh

Các ETF đều nằm trong trạng thái discount nên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chung. Hầu hết các nhóm ngành đều giảm.

Độ rộng thị trường khá yếu vào đầu phiên khi có 87 mã tăng và 172 mã giảm. Điều này cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế so với bên mua.

VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) và FTSE Vietnam UCITS ETF (XFVT) đều rơi vào trạng thái discount nên khối ngoại có thể bán ròng trong ngắn hạn.

Chỉ có 2 trong số 20 ngành trên thị trường là tăng điểm. Điều này cho thấy sự bi quan và thận trọng của giới đầu tư.

Trong nhóm VN30 chỉ có ROS là giữ được đà tăng mạnh do đã điều chỉnh khá nhiều trong nững tuần trước đó.

Vùng giá 50,000-62,000 của ROS được đánh giá là rất mạnh vì có thời gian tồn tại lâu và khối lượng tích lũy lớn.

Biến động của ROS trong vòng 12 tháng qua

Thế Phong

FILI

Các tin tức khác

>   VN30 Futures Weekly 11-15/06/2018: Long qua đêm – Short trong phiên (10/06/2018)

>   Vietstock Weekly 11-15/06/2018: Chuyển hướng sang Mid Cap và Small Cap? (10/06/2018)

>   VN30 Futures Tuần 04-08/06: Chưa vững tin vào xu hướng hồi phục của VN30-Index (08/06/2018)

>   Chứng khoán Tuần 04/06-08/06: Large Cap giữ xanh cho thị trường (08/06/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 08/06: Sắc xanh nghi ngờ (08/06/2018)

>   VN30 Futures 08/06: Đặt cược vào kịch bản điều chỉnh? (07/06/2018)

>   Vietstock Daily 08/06: Khối ngoại và dòng tiền thông minh đẩy mạnh gom hàng (07/06/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 07/06: VN-Index hồi nhờ… Mid Cap (07/06/2018)

>   VN30 Futures 07/06: Dõi theo nhóm cổ phiếu dẫn dắt cơ sở (06/06/2018)

>   Vietstock Daily 07/06: Bên mua đang gia tăng thận trọng (06/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật