Thứ Năm, 07/06/2018 15:20

Nhịp đập Thị trường 07/06: VN-Index hồi nhờ… Mid Cap

VN-Index sớm quay trở lên trên tham chiếu trong đầu phiên chiều, duy trì hầu hết thời gian giao dịch liên tục, bỗng dung hụt chân trong vài phút ngắn ngủi, rồi sau đó lại xanh trở lại cuối phiên.

Trong suốt khoảng thời gian đó, dù diễn biến đồng dạng, hay nói đúng hơn là mang tính dẫn dắt, VN30-Index luôn xanh và không hề chuyển sang sắc đỏ. Cuối phiên chiều, VN30-Index tăng 0.39%, trong khi VN-Index chỉ tăng có 0.21% dù 2 mã lớn chưa được đưa vào VN30 là VHMTCB không “ghìm” VN-Index. Vậy điều gì khiến chỉ số chính sàn HOSE tăng ít hơn VN30? Đó là do tác động từ nhóm Mid Cap và Small Cap.

Hai chỉ số phụ cho nhóm Mid Cap và Small Cap sàn HOSE đỏ suốt trong phiên chiều, và do đó tác động ghìm chân VN-Index . May thay chỉ sô VN-Mid Cap kịp thời chuyển xanh vào phút chót.

Chỉ số 2 sàn HNX và UPCoM không tích cực được như sàn HOSE. Nguyên nhân có lẽ do sàn này có ít Large Cap quy mô lớn như sàn HOSE. Trên HNX, một số Large Cap ít ỏi như ACB, SHB, PVS, VCG… lại giảm giá. Trên UPCoM, dù HVN tăng đến 9.8% nhưng chỉ số này vẫn dao động khá bất thường quanh tham chiếu, lúc xanh lúc đỏ.

Dù VN-Index tăng, VN30-Index tăng nhưng có lẽ hôm nay vẫn nên tính là một phiên chốt lời. Trên sàn HOSE số cổ phiếu tăng và giảm giá rất cân bằng, thậm chí trong nhóm Vn30, số cổ phiếu giảm giá lại áp đảo, 18 so với 11 mã tăng giá. Nhóm ngân hàng, với nhiều mã niêm yết trên HOSE, lại giảm giá như VCB, BID, CTG. Dầu khí, với sự góp mặt của 2 đại gia GASPVD trên HOSE, cũng giảm giá.

Với biến động giá dầu tiêu cực trong suốt mấy ngày qua, không ngạc nhiên khi cổ phiếu dầu khí giảm giá. Đến cuối phiên chiều nay, đa số Large Cap nhóm này đều giảm, thậm chí có những mã giảm mạnh hơn phiên sáng như GAS, BSR, PVD…, tuy nhiên cũng có những mã vốn hóa nhỏ hơn lại tăng ấn tượng, ví dụ như PGS (+6.5%) hay 2 doanh nghiệp phân bón DCMDPM.

Nhóm ngân hàng dù được khối ngoại mua ròng tích cực trên nhiều đại gia như VCB, CTG hay HDB, nhưng trong những mã đó vẫn có mã giảm giá như VCB hay CTG. Số cổ phiếu giảm vẫn nhiều hơn số tăng.

Bảo hiểm nằm trong số hiếm nhóm ngành không có cổ phiếu giảm giá đến cuối phiên chiều. Tương tự là nhóm săm lốp hay mía đường.

HPG tăng giá nhờ khối ngoại. Dù bị bán ra gần 1.3 tr.cp, nhưng khối ngoại cũng mua tới gần 2.8 tr.cp, giúp cổ phiếu này tiếp tục đà tăng giá quay lại đỉnh cũ thiết lập hồi đầu tháng Ba.

Sở Xây dựng Tp.HCM đã công bố thông tin đơn vị này đã xác nhận cho gần 30 dự án bất động sản đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai. Trong đó, có nhiều dự án bất động sản đã thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với đất cho ngân hàng. Đây có lẽ là tin khá tích cực cho nhóm cổ phiếu BĐS, tuy nhiên diễn biến nhóm này vẫn gây thất vọng trong phiên chiều.

Phiên sáng: Lực bán tăng mạnh

Lực bán tăng mạnh sau 11h đã khiến chỉ số VN-Index rơi nhanh hơn, và chọc thủng xuống dưới tham chiếu chỉ vài phút trước nghỉ trưa. Nhóm Large Cap thuộc Vn30 tất nhiên là yếu tố chính dẫn đến sự “rơi rụng” này.

Tuy nhiên, có 2 điều thú vị vừa diễn ra, một là chỉ số VN30 vẫn kịp hồi vào phút cuối, và leo lên trên tham chiếu chỉ 0.04%. VN30-Index cũng là chỉ số phụ duy nhất của sàn HOSE mang sắc xanh trong phiên sáng nay. Hai là nhóm chỉ số Mid Cap và Small Cap của sàn HOSE đều giảm mạnh hơn chỉ số chính, điều này cho thấy tâm lý chốt lời trên 2 nhóm này còn mạnh hơn so với Large Cap.

Cùng đổi màu với VN-Index là UPCoM-Index, riêng HNX-Index thì đã đỏ từ rất sớm. Nhiều mã vốn hóa lớn sàn HNX đã đỏ từ đầu phiên như ACB, HUT, NTP, VCS, VCG, VGC, SHB, PVS… đã khiến chỉ số sàn này giảm mạnh hơn nhiều so với chỉ số sàn HOSE.

Tuy sáng nay công ty tổ chức đại hội cổ đông, nhưng giá cổ phiếu VRE vẫn giảm dần đều, và cuối phiên sáng thì dừng ở tham chiếu. Trong buổi đại hội có khá nhiều vấn đề được nêu ra xoay quanh con số tăng trưởng, tất cả nhìn chung tích cực. Điều này dễ hiểu nếu nhìn VRE trong bối cảnh tổng thể của “họ” Vingroup. Tuy nhiên, trong phiên sáng nay, ngoài chuyện giá cổ phiếu có vẻ không phản ánh theo những kỳ vọng tăng trưởng đó, lại có thêm chuyện là khối ngoại bán ròng hơn 300,000 cp.

Nhiều cổ phiếu trong nhóm ngân hàng vẫn giảm giá, dù được khối ngoại mua ròng, ví dụ như VCB, CTG, BID hay HDB. Dựa theo biểu đồ giá cổ phiếu và diễn biến giao dịch sáng nay, có lẽ chốt lời ngắn hạn là lý do hợp lý nhất đối với những mã này.

TCB đã tăng giá đúng 5% sáng nay, bất chấp đa số cổ phiếu ngân hàng giảm giá. Tuy còn rất sớm để dự đoán mức tăng giá này phản ánh điều gì, nhưng rõ ràng với quy mô vốn hóa thuộc Top 10 sàn HOSE thì TCB, cũng như 1 cổ phiếu mới lên HOSE khác là VHM, đã góp phần đỡ chỉ số VN-Index sáng nay.

NT2 chốt lời khi ra tin chia thêm cổ tức. Theo doanh nghiệp, lượng cổ tức này được hình thành từ lợi nhuận trong giai đoạn trước nay khá lâu, từ ngày 20/6/2007 đến 31/12/2015, điều này có lẽ liên quan đến yếu tố trả cổ tức về ngân sách nhà nước. Giá cổ phiếu NT2 đã quay trở lại mặt bằng cũ cuối tháng Tư trước khi cả thị trường điều chỉnh.

10h30: Chốt lời đang diễn ra, nhưng dòng tiền vẫn vào Large Cap

VN-Index sau đợt ATO tăng tiếp lên 1,043.7 điểm rồi bắt đầu rơi về 1,038 điểm, tuy vẫn cao hơn tham chiếu, nhưng cho thấy hiện tượng chốt lời đang diễn ra, nhất là ở nhóm Large Cap thuộc VN30. 2 mã vốn hóa lớn chưa được vào VN30 là VHM và TCB vẫn đang tăng giá khá tốt. HNX-Index giảm mạnh dưới tham chiếu do 2 cổ phiếu ngân hàng ACB, SHB và một số Large Cap khác.

Các mã vốn hóa lớn dao động khiến chỉ số phải chạy theo trong những phút vừa qua khá nhiều, có thể kể đến như GAS, FPT, HPG, MSN, PLX, MWG… Tuy vậy, index vẫn được 3 cổ phiếu nhà Vingroup chống đỡ (VIC, VRE và VHM), cộng với MSN, VJC và có thêm cả VNM. VCB đang có dấu hiệu hồi trở lại về tham chiếu sau khi giảm xuống 58,500 đ/cp.

Nhóm ngân hàng đa phần là sắc đỏ, chỉ có TCB, VIB tăng khá tốt và giữ ổn định. Tuy vậy, VCB đang hồi cũng là dấu hiệu tích cực có thể lan tỏa cho nhóm này. Tương tự ngân hàng có thể kể đến chứng khoán. 2 nhóm lớn khác là BĐS dân dụng và dấu khí cho thấy sự phân hóa rõ nét hơn.

Nhiều Large Cap trong nhóm dầu khí giảm giá như GAS, PVD, PVS, BSR… nhưng lại có những mã nhỏ hơn tăng giá, trong đó bất ngờ nhất là PGS (+6.4%). 2 cổ phiếu phân bón vẫn tăng khá nhờ có tin ngành liên quan.

HUT có dấu hiệu chốt lời ngắn hạn sau hơn 1 tuần tăng giá vừa qua. Tuy nhiên, giá cổ phiếu này vẫn rất thấp trong phạm vi 1 năm qua, chỉ khoảng 50%. Tương tự với HUT là HSG.

VHC tiếp nối đà tăng giá khá mạnh, hiện đã tăng hơn 20% so với cuối tháng 5. Khối ngoại đang mua ròng và có lẽ là tác nhân đẩy giá cổ phiếu này.

PHR tiếp tục tăng dưới ảnh hưởng của thông tin chia tách giá. Tuy nhiên lượng giao dịch cũng không lớn.

Hôm nay giá xăng RON 95 có thể tăng nhẹ. Theo dữ liệu của Bộ Công Thương, giá xăng A92 bình quân trên thị trường Singapore ở chu kỳ này khoảng 86 USD một thùng, giảm 3% so với chu kỳ trước. Còn A95 cũng đang tiến tới mức bình quân 89.5 USD một thùng, tăng 1% (trước đó 88.6 USD một thùng).

Mở cửa: Tăng trong bầu không khí thận trọng

Cung cầu các cổ phiếu vốn hóa lớn trong đợt ATO không lớn và khá cân bằng, cho thấy tâm lý khá thận trọng, nhất là ở bên mua sau khi chỉ số đã tăng liền 5 phiên liên tiếp trước đó. Tuy nhiên kết thúc đợt ATO, VN-Index vẫn tăng lên 1,038.9 điểm, +0.45% chủ yếu nhờ VJC, TCB, MSN. Riêng HNX-Index lại giảm nhẹ sát tham chiếu.

TCB tăng giá ngay phiên ATO nhưng chưa rõ khả năng giữ giá do lượng dặt mua cũng không hề nhiều sao với bên bán. Ngoài ra, nhóm ngân hàng sáng nay nhìn chung giao dịch khá thận trọng, lượng cầu không nhiều. CTG đợt ATO được khối ngoại đặt mua nhiều, nhưng giá cổ phiếu vẫn chỉ đang dao động quanh tham chiếu.

Tâm lý thận trọng thể hiện khá rõ ở các nhóm ngành lớn. Ngân hàng, chứng khoán, sắt thép, đang có sự phân hóa, BĐS dân dụng giảm nhiều hơn tăng, dầu khí gần như đứng yên quanh tham chiếu (trừ 2 cổ phiếu phân bón tăng giá là DCM và DPM nhờ thông tin về mức thuế VAT mới cho ngành phân bón)…

Giá dầu thế giới đang có sự dịch chuyển khá bất thường, đó là khoảng cách giữa dầu Brent và WTI đã dãn ra hơn 10 USD/thùng. Điều này được lý giải là do tồn kho dầu Mỹ tăng nên giá dầu ở đây giảm nhanh và mạnh hơn so với dầu Brent. Dù gì thì cả 2 đều đã giảm so với cách đây khoảng 2 tuần, điều này đang tác động khá tiêu cực lên nhóm cổ phiếu dầu khí. GAS, PVS, PVD… các đầu tàu trong ngành đều đang giảm giá nhẹ.

HAG vẫn tăng giá nhẹ thêm 3.4% dù bầu Đức chỉ mua được chưa đến 25% lượng đăng ký. Tin mới nhất là bầu Đức vẫn tiếp tục đăng ký mua thêm 15 triệu cp.

Theo Ngân hàng ANZ, lạm phát của Việt Nam trong thời gian qua có xu hướng tăng dần lên, đạt 3,9% trong tháng 5/2018 và được dự báo sẽ ở mức 3.6% trong năm 2018. Với kết quả tăng trưởng GDP ấn tượng gần 7.4% trong quý 1/2018, ngân hàng ANZ dự báo đây là mức cao nhất và sẽ có sự chững lại theo hướng bền vững hơn ở mức 6.8% trong cả năm 2018; và đạt 7.0% vào năm 2019.

Báo cáo mới có tên Viễn cảnh kinh tế toàn cầu tháng 6/2018 được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 6/6 dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6.8% năm nay. Mức dự báo tăng trưởng cho các năm 2019 và 2020 lần lượt là 6.6% và 6.5%.

Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM đề nghị cho phép sử dụng thông tin giao dịch thị trường thực sự làm cơ sở xác định giá đất để tính bồi thường... Điều này nếu được áp dụng, sẽ tác động không tốt lên nhóm cổ phiếu BĐS vì làm tăng chi phí giá vốn. Tất nhiên, mức độ tác động sẽ khác nhau, phụ thuộc vào quỹ đất mà các doanh nghiệp tích tụ được.

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   VN30 Futures 07/06: Dõi theo nhóm cổ phiếu dẫn dắt cơ sở (06/06/2018)

>   Vietstock Daily 07/06: Bên mua đang gia tăng thận trọng (06/06/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 06/06: Bất động sản dẫn dắt thị trường (06/06/2018)

>   Vietstock Daily 06/06: Thị trường bắt đầu phân hóa (05/06/2018)

>   VN30 Futures 06/06: Cơ hội của bên Long? (05/06/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 05/06: Dầu khí lên ngôi (05/06/2018)

>   VN30 Futures 05/06: Tiếp tục đánh trong phiên (04/06/2018)

>   Vietstock Daily 05/06: Không nên quá hưng phấn! (04/06/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 04/06: VN-Index tăng mạnh phiên thứ 3 liên tiếp (04/06/2018)

>   Vietstock Weekly 04-08/06/2018: Giữ vững đà tăng? (03/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật