Thứ Năm, 07/06/2018 18:14

Điện gió gặp khó vì hợp đồng mua bán điện

Trở ngại lớn nhất trong thu hút đầu tư vào điện gió tại Việt Nam hiện nay là hợp đồng mua bán điện đẩy rủi ro quá lớn cho nhà đầu tư, khiến các tổ chức tài chính e ngại.

Theo ông Bùi Vĩnh Thắng, Quản lý phát triển kinh doanh, Công ty Năng lượng tái tạo Mainstream có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc dù tiềm năng điện gió lớn nhưng các nhà đầu tư vẫn e ngại đầu tư vào Việt Nam: Thứ nhất, đặc điểm của điện gió là chi phí dự án phần lớn đều là chi đầu tư trả trước, không phát sinh chi phí nhiên liệu và chi phí phát sinh bảo hành, bảo trì trong suốt vòng đời dự án tương đối nhỏ. Do đó, vốn và chi phí vốn là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn đầu tư của điện gió. Trong đó, hợp đồng mua bán điện (PPA) là yếu tố quan trọng nhất quyết định chi phí vốn. Nhưng theo PPA của Bộ Công Thương hiện nay rất khó để huy động vốn vì các điều khoản đẩy rủi ro lớn cho nhà đầu tư khiến các tổ chức tài chính e ngại. Vì vậy, PPA cần sớm được chuẩn hoá, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và được cá tổ chức tài chính chấp nhận.

Thứ hai, là rủi ro tín dụng của EVN, hiện nay không có bảo lãnh của Chính phủ cho các dự án của EVN nữa. Bên cạnh đó là khả năng tiếp cận đất đai và hạ tầng lưới điện cần phải được cải thiện.

Để thu hút đầu tư vào điện gió tại Việt Nam cần điều chỉnh hợp đồng mua bán điện.

Theo một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên gió dồi dào nhất khu vực Đông Nam Á, song thị trường điện gió Việt Nam hiện mới chỉ ở giai đoạn phát triển ban đầu với tổng công suất 197MW. Con số này là rất nhỏ trong bối cảnh điện gió đang là một trong nhưng ngành phát triển nhanh nhất thế giới. Chỉ tính riêng năm 2017, tổng vốn đầu tư toàn cầu cho điện gió đạt 107 tỷ USD với hơn 1,15 triệu lao động. Điện gió đang trở thành động lực phát triển chính hướng tới tương lai năng lượng bền vững.

Ông Steve Sawyer, Tổng thư ký Hiệp hội điện gió toàn cầu(GWEC) cho biết: Chúng tôi mong muốn giúp Việt Nam đạt được những lợi ích mà ngành điện gió mang lại: một nguồn năng lượng sạch có giá phải chăng để phát triển kinh tế; tăng cường an ninh năng lượng; đồng thời phát triển công nghệ tiên tiến và việc làm. Mặc dù Việt Nam đã có khung chính sách năng lượng quốc gia và các mục tiêu hết sức thực tế, song cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện tính hiệu quả và minh bạch trong các quy định của thị trường cũng như quy trình đấu thầu mua sắm, quy trình phê duyệt dự án đơn giản, rõ ràng. GWEC tin rằng một khi có thể hợp tác với Chính phủ để giải quyết một số vấn đề về quy định pháp lý, ngành điện gió Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ.

Phan Nam

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Sẽ đề nghị khởi tố một số dự án yếu kém ngành công thương (07/06/2018)

>   Boeing kỳ vọng vào thị trường hàng không Việt (07/06/2018)

>   Thu phí BOT đầu tiên ở Long An: Nếu ùn tắc sẽ xả trạm để đối thoại (07/06/2018)

>   Hàng không tiếp tục tăng phí dịch vụ (07/06/2018)

>   Lương phi công ở Việt Nam là bao nhiêu? (07/06/2018)

>   "Không thể bàng quan với 4 vấn đề nổi cộm của kinh tế Việt Nam" (07/06/2018)

>   Thủ tướng yêu cầu giám sát chặt môi trường biển miền Trung (07/06/2018)

>   Bản quyền World Cup 2018: VTV than khó, đã có HTV (07/06/2018)

>   CEO Grab: Hãng mạnh hơn nhờ cạnh tranh với Uber, Go-Jek (07/06/2018)

>   Ngành đường sắt lắp hơn 1.000 camera tại đầu máy, gác chắn (07/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật