Thứ Sáu, 08/06/2018 10:55

Ai đứng sau đối tác ngoại giữ bản quyền World Cup tại Việt Nam?

Ban đầu, Infront Sports & Media là công ty marketing thể thao của Thụy Sĩ. Năm 2015, tập đoàn của tỷ phú giàu nhất Trung Quốc mua lại đơn vị này từ tay một doanh nghiệp Anh.

Những ngày qua, giới truyền thông và dư luận cả nước sôi sục về việc Việt Nam là quốc gia duy nhất chưa mua bản quyền truyền hình World Cup 2018. Theo thông báo của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), 218 trong tổng số 219 quốc gia và vùng lãnh thổ đã hoàn tất thủ tục.

Sở hữu bản quyền phát sóng World Cup 2018 và 2022

Thực tế, FIFA không trực tiếp bán bản quyền phát sóng sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh cho các nhà đài trên khắp thế giới mà thông qua một số doanh nghiệp nhất định.

Muốn phát sóng các trận đấu trong World Cup 2018, Việt Nam phải mua bản quyền từ công ty Infront Sports & Media.

Trên trang chủ của mình, Infront tuyên bố họ là đại diện bản quyền truyền thông cho FIFA trong sự kiện World Cup 2018 và World Cup 2022 tại châu Á. Điều này có nghĩa 26 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu lục này (bao gồm Singapore, Trung Quốc và Việt Nam) phải làm việc với doanh nghiệp này để có thể phát sóng các trận đấu của Giải vô địch bóng đá thế giới.

Ngoài ra, Infront còn giữ bản quyền truyền thông của các sự kiện thể thao khác do FIFA tổ chức trong giai đoạn 2015-2022 bao gồm Giải vô địch bóng đá nữ thế giới, Giải vô địch bóng đá nữ U20 thế giới, Giải vô địch bóng đá U20 thế giới, Giải vô địch bóng đá U17 nữ thế giới, Giải vô địch bóng đá U17 thế giới, Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới và Cúp Liên đoàn các châu lục.

Infront Sports & Media là ai?

Infront Sports & Media là một công ty marketing thể thao có trụ sở chính tại thành phố Zug, Thụy Sĩ. Doanh nghiệp này chuyên xử lý bản quyền tiếp thị và truyền thông cho liên đoàn và sự kiện thể thao quốc tế.

Bên cạnh đó, các hoạt động khác của Infront bao gồm các dịch vụ liên quan đến thể thao như quảng cáo, tài trợ và khoản đãi.

Thực tế, công ty này mới thành lập vào cuối năm 2002 thông qua sự sát nhập của 2 công ty marketing có trụ sở tại Thụy Sĩ, là CWL và Prisma Sports & Media, với mục đích phục vụ World Cup 2002. Hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp là kinh doanh bóng đá.

Infront Sports & Media sở hữu bản quyền phát sóng World Cup 2018 và 2022 tại 26 quốc gia châu Á. Ảnh: Infrontsports.com.

Năm 2005, sau khi tuột khỏi tay nhiều mục hợp tác với FIFA, Infront quyết định đa dạng hóa hoạt động.

Theo đó, công ty chia làm 2 phân loại thể thao: mùa đông và mùa hè. Ngoài ra, Infront còn thành lập các đơn vị thể thao chuyên dụng và sản xuất kỹ thuật số. Nhờ vậy, doanh nghiệp này đạt nhiều thoả thuận với các sự kiện thể thao lớn, đặc biệt là Olympic.

Tháng 9/2011, Bridgepoint, một công ty cổ phần tư nhân tại London, Anh, đã mua lại Infront. Theo The Guardian, sau đó, tháng 2/2015, tập đoàn Đại Liên Vạn Đạt (Dalian Wanda) của Trung Quốc mua lại Infront từ Bridgepoint với giá hơn 1,1 tỷ USD.

9 tháng sau, Vạn Đạt thông báo sát nhập Infront với World Triathlon Corporation (WTC) cùng thương hiệu Ironman dưới mái nhà Vạn Đạt Sports.

Hiện tại, doanh nghiệp có 35 văn phòng với 900 nhân viên làm việc tại các công ty con tại nhiều khu vực địa lý khác nhau với đủ chuyên ngành kinh doanh.

Những thành tựu của Infront Sports & Media

Sau khi đa dạng hóa hoạt động vào năm 2005, Infront phân phối bản quyền truyền thông, concept marketing, bán tài trợ cho các sự kiện thể thao cũng như sản xuất truyền thông.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cung cấp các dịch vụ như chiêu đãi, quảng cáo tại sân vận động, quản lý sự kiện và các dịch vụ liên quan khác.

Host Boradcast Services, một công ty con của Infront, sản xuất tín hiệu truyền hình và vô tuyến cho World Cup của FIFA.

HBS cung cấp nguồn dữ liệu âm thanh nổi 5.1 và vệ tinh cho các nhà đài sở hữu bản quyền truyền thông, thường là 40 phút trước trận đấu và 20 phút sau trận đấu.

Omnigon, một công ty con khác của Infront, giúp các nhà cung cấp thể thao, truyền thông và giải trí phát triển website và các ứng dụng mobile. Năm 2010, doanh nghiệp này được trao giải Judge tại International Broadcasting Convention 2010 nhờ giúp đỡ FIFA trong dự án lập thể 3D.

Mới đây, Liên đoàn Bóng ném châu Âu (EHF) quyết định mở rộng quan hệ đối tác kéo dài 25 năm với Infront.

Trước đó, theo Inside The Games, Infront đại diện cho cả 7 liên đoàn thể thao trong thế vận hội Olympic mùa đông, bao gồm Liên đoàn Khúc côn cầu trên băng Quốc tế (IIHF) và Hiệp hội Hai môn thể thao phối hợp Quốc tế (IBU). Ngoài ra, doanh nghiệp cũng quản lý hầu hết sự kiện và bản quyền marketing cho FIS World Cup.

Đối với các môn thể thao mùa hè, Infront bắt đầu hỗ trợ các môn thể thao tập thể và cần sức bền từ năm 2011, bao gồm các sự kiện Ironman.

Doanh nghiệp cũng là đối tác quan trọng của Liên đoàn bóng ném châu Âu (EHF) và Liên đoàn bóng chuyền châu Âu (CEV) trong các giải vô địch bóng ném và bóng truyền.

Tại Trung Quốc, Infront đại diện cho Hiệp hội Bóng rổ Trung Quốc và đội tuyển quốc gia của nước này.

Trong bóng đá, Infront hỗ trợ World Cup từ năm 2002. Doanh nghiệp này phân phối bản quyền truyền thông tại châu Á và quản lý sản xuất, phát sóng chủ.

Tuy nhiên, năm 2011, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) yêu cầu FIFA giải trình mối quan hệ của cơ quan này với Infront. Cụ thể, sau khi điều tra về Philippe Blatter, Chủ tịch của Infront lúc đó, TI cho biết ông này là cháu của Sepp Blatter, Chủ tịch của FIFA giai đoạn 1998-2015. FIFA khi đó khẳng định mối quan hệ của ông Blatter không liên quan đến quyết định hợp tác với Infront.

Ngoài World Cup, Infront cũng làm việc với Hiệp hội Bóng đá Đức (DFB), Giải Serie A của Italy và Giải Ngoại hạng Indonesia. Năm 2016, Infront cùng Omnigon cộng tác trên một số dự án bao gồm dịch vụ kỹ thuật số cho giải Serie A và phát triển ứng dụng di động cho DFB Cup.

Kim Ngân

zing.vn

Các tin tức khác

>   Dự án Soda Chu Lai ở Quảng Nam: Sẽ không cho nhà đầu tư bán cho doanh nghiệp Trung Quốc (08/06/2018)

>   Sẽ không còn doanh nghiệp quốc phòng làm kinh tế đơn thuần (08/06/2018)

>   Dự thảo quản lý siêu thị lạ đời! (08/06/2018)

>   VTV đã có bản quyền phát sóng World Cup 2018 (08/06/2018)

>   Xuất khẩu nông sản: Cần tăng cường xúc tiến thương mại (08/06/2018)

>   Ưu đãi lớn cho casino, doanh nghiệp ngoài đặc khu lo ngại (07/06/2018)

>   Điện gió gặp khó vì hợp đồng mua bán điện (07/06/2018)

>   Sẽ đề nghị khởi tố một số dự án yếu kém ngành công thương (07/06/2018)

>   Boeing kỳ vọng vào thị trường hàng không Việt (07/06/2018)

>   Thu phí BOT đầu tiên ở Long An: Nếu ùn tắc sẽ xả trạm để đối thoại (07/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật