Thứ Sáu, 22/06/2018 10:29

Ả-rập Xê-út hướng OPEC tới thỏa thuận nâng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang tiến gần hơn tới một thỏa thuận nâng sản lượng trong ngày thứ Năm (21/06), sau khi Ả-rập Xê-út đề xuất với OPEC và các đồng minh nâng sản lượng thêm tổng cộng 1 triệu thùng/ngày.

* Giá dầu tăng gần 1.5% trước thềm cuộc họp OPEC

Các bộ trưởng dầu mỏ đã và đang chuẩn bị cho cuộc họp diễn ra hai năm một lần ở Vienna (Austria) trong ngày thứ Sáu (22/06). Tại đây, OPEC được cho là sẽ nới lỏng hạn ngạch sản lượng vốn đã đặt ra từ tháng 1/2017.

Tuy nhiên, cuộc họp kết thúc mà không có một thỏa thuận vẫn có khả năng xảy ra, khi Bộ trưởng Dầu mỏ Iran cho biết vào cuối ngày thứ Năm (21/06) rằng ông không tin OPEC có thể có được sự đồng thuận về lộ trình tương lai.

Ngày thứ Năm (21/06) khởi đầu bằng một lời cảnh báo từ Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út, Khalid al-Falih, rằng thế giới có khả năng đối mặt với tình trạng thiếu hụt dầu trầm trọng trong 6 tháng cuối năm 2018. Do đó, OPEC cần phải nâng mạnh sản lượng để ngăn chặn tình trạng đó.

“Chúng tôi sẽ giải phóng nguồn cung… 1 triệu thùng/ngày nghe có vẻ là một mục tiêu hợp lý”, ông Falih nói với các phóng viên.

Nguồn tin thân cận với phương án lựa chọn của OPEC cho hay mức tăng sản lượng thực tế có khả năng chỉ bằng 2/3 mức Ả-rập Xê-út đề ra. Đó là vì một số thành viên của OPEC không có khả năng gia tăng đủ mức sản lượng đó.

Các chuyên gia phân tích cho rằng mức tăng nguồn cung nhiều khả năng nằm trong phạm vi 600,000-800,000 thùng/ngày. Dù vậy, phạm vi này vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với đề xuất tăng 1.5 triệu thùng/ngày của Nga – vốn không phải là thành viên của OPEC nhưng đã hợp tác về thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong 18 tháng vừa qua.

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC và các nhà sản xuất bên ngoài đã giúp xóa bỏ tình trạng dư cung toàn cầu – vốn đã ám ảnh thị trường trong nhiều năm qua và “đè nặng” lên giá dầu. Tuy nhiên, khi các hợp đồng dầu thô tương lai tăng lên mức đỉnh nhiều năm trong thời gian gần đây nhờ nhu cầu dầu cao, sự suy giảm sản lượng từ Venezuela và lệnh tái áp đặt lệnh trừng phạt lên Iran của Mỹ, các bộ trưởng năng lượng lại tỏ ra lo ngại về tình trạng quá nhiệt của thị trường dầu.

“1 triệu thùng. Ông Falih vừa đưa ra lời thách thức”, Helima Croft, Trưởng Bộ phận Chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets, nhận định.

“Nhà Trắng sẽ vui lòng… Nhưng các nhà sản xuất bị giới hạn về khả năng sản xuát trong OPEC có lẽ sẽ không vui”, bà Croft nói với hãng tin CNBC, ám chỉ tới nỗ lực kêu gọi OPEC kìm hãm giá dầu bằng cách nâng sản lượng của Chính quyền Donald Trump.

* Chỉ cần 1 dòng tweet, ông Trump khiến Ả-rập Xê-út thay đổi quan điểm chính sách

Các quốc gia nhập khẩu dầu lớn như Ấn Độ cũng tỏ ra e dè trước đà tăng của giá dầu thô.

“Những khách hàng của chúng tôi đã lên tiếng và chúng tôi cần phải lắng nghe họ”, ông Falih nói với các phóng viên trong ngày thứ Năm (21/06). Ông lên tiếng cảnh báo rằng giá dầu ngày càng tăng sớm muộn gì cũng tác động tiêu cực tới nhu cầu dầu.

Cũng trong ngày thứ Năm (21/06), Tổng Thư ký OPEC, Mohammed Barkindo, tuyên bố rằng OPEC và các đồng minh sẽ gặp gỡ ở Algiers vào tháng 9/2018, lấy cớ là để tổ chức hai năm hợp tác giữa hàng chục quốc gia trong Liên minh Vienna.

Cuộc gặp gỡ này cũng sẽ bao gồm một cuộc họp của Ủy ban giám sát tuân thủ theo thỏa thuận của 24 quốc gia. Nhờ đó, các nhà sản xuất sẽ có một cơ hội để xem xét lại tác động của đợt nâng lãi suất (nếu có) mà họ thống nhất trong tuần này, đồng thời đem lại một chút gì đó nhượng bộ cho các quốc gia phản đối quyết định nâng sản lượng.

Nó dường như là điều kiện dành cho Iran, nhà sản xuất dầu lớn thứ ba của OPEC và là quốc gia chính phản đối quyết định nâng sản lượng, Ed Morse, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu hàng hóa toàn cầu tại Citigroup, cho hay.

OPEC hướng tới lộ trình tương lai

Ả-rập Xê-út và Nga – hai quốc gia đều có khả năng đẩy mạnh sản lượng – đã kêu gọi nâng mạnh sản lượng dầu. Tuy nhiên, những quốc gia vốn không có khả năng sản xuất dư thừa như Iran, Iraq và Venezuela lại đang kêu gọi giữ nguyên hạn ngạch sản lượng.

Tuy nhiên, các quốc gia sản xuất dầu dường như tiến gần hơn tới một thỏa thuận sản lượng trong ngày thứ Tư (20/06), trong đó các bộ trưởng OPEC tập trung vào việc giải quyết vấn đề tuân thủ quá mức theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng.

OPEC và các đồng minh đã thực hiện cắt giảm 1.8 triệu thùng/ngày, nhưng tình trạng gián đoạn nguồn cung ở những quốc gia như Venezuela, Angola và Libya đã khiến OPEC vượt quá mục tiêu. Tổng sản lượng dầu từ Liên minh Vienna giảm khoảng 2.8 triệu thùng/ngày, ông Falih nói với các phóng viên trong ngày thứ Năm (21/06).

Ả-rập Xê-út cũng giảm sản lượng nhiều hơn so với đề xuất trong thỏa thuận lúc đầu.

Hiện Vương quốc này đang phải đối mặt với thách thức chính trị trong việc phân bổ mức tăng sản lượng trong số các nhà sản xuất thành viên của Liên minh Vienna. Điều đó đòi hỏi phải nới lỏng hạn ngạch sản lượng vừa đủ để đáp ứng nhu cầu dầu ngày càng tăng của thế giới mà không mang lại ấn tượng rằng chỉ có một vài nhà sản xuất dầu hưởng lợi.

Bên cạnh Ả-rập Xê-út, Kuwait, Nga và các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) cũng có khả năng sản xuất dư thừa. Việc nâng sản lượng sẽ tác động tiêu cực tới giá dầu, vì thế trong lúc 4 quốc gia này hưởng lợi từ việc bán nhiều dầu hơn thì những quốc gia bị hạn chế về khả năng sản xuất sẽ phải bán cùng một lượng dầu thô với mức giá thấp hơn.

Điều này đã tác động nặng nề tới Iran – đất nước vừa đối mặt với lệnh trừng phạt từ chính quyền Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015. Hoạt động xuất dầu dầu Iran được cho là sẽ giảm trong nửa sau của năm 2018 khi những quốc gia mua dầu cắt đứt mối quan hệ với Iran để né tránh việc bị Mỹ áp lệnh trừng phạt tài chính.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, Bijan Zanganeh, cho biết vào tối ngày thứ Tư (20/06) rằng ông cảm thấy “rất tốt” về mức sản lượng dầu.

Vào đêm ngày thứ Năm 21/06), ông Zanganeh tham dự cuộc họp ủy ban giữa các quốc gia được giao nhiệm vụ giám sát mức sản lượng của Liên minh Vienna. Iran không phải là thành viên của Ủy ban này, nhưng ông Falih đã đặc biệt đề cập tới sự xuất hiện của ông Zanganeh tại buổi họp báo trước cuộc họp.

Bà Croft cho rằng động thái của Ả-rập Xê-út có lẽ là để làm nổi bật mối quan hệ hợp tác với Iran và truyền tải thông điệp rằng ông Zanganeh được thêm vào quá trình đưa ra quyết định.

Ngoài ra, Bộ trưởng Năng lượng Nga, Alexander Novak, cũng góp mặt tại buổi họp báo. Ông cho biết thỏa thuận giữa các nhà sản xuất đòi hỏi có sự linh hoạt và các nhà sản xuất nên cho thấy họ khá linh hoạt về sản lượng vào những thời điểm nguồn cung rơi vào tình trạng thâm hụt hay thặng dư.

Nguồn tin thân cận với cuộc đàm phán cho biết họ tin là Nga đang đồng tình với đề xuất của Ả-rập Xê-út. Iran được cho là cũng đồng ý với một thỏa thuận, các chuyên gia phân tích cho hay, nhưng vẫn chưa rõ là Iran có hoàn toàn hài lòng và việc chấp thuận của Iran có thể cần phải đàm phán thêm.

Ngay sau khi rời cuộc họp, Zanganeh đã xông vào sảnh của khách sạn Palais Hansen Kempinski và cho biết ông không nghĩ OPEC sẽ tiến tới một thỏa thuận trong ngày thứ Sáu (22/06), dựa theo 3 người có mặt tại khách sạn này.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Dầu Brent sụt hơn 2% xuống thấp nhất từ giữa tháng 4/2018 (22/06/2018)

>   Giá xăng có thể giảm mạnh ngày mai (21/06/2018)

>   Dầu WTI vọt gần 2% khi nguồn cung tại Mỹ giảm mạnh nhất từ tháng 1/2018 (21/06/2018)

>   Bộ trưởng Năng lượng Iran kêu gọi OPEC không nên bị tác động bởi ông Trump (20/06/2018)

>   Dầu suy giảm trước dự báo sản lượng OPEC gia tăng (20/06/2018)

>   Xăng A95 tại cửa hàng Petrolimex chỉ là 'thiếu cục bộ' (19/06/2018)

>   Dầu Brent quay đầu tăng hơn 2.5% khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dâng cao (19/06/2018)

>   Nhập khẩu xăng dầu đột nhiên tăng mạnh (18/06/2018)

>   Iran: 3 thành viên OPEC phản đối đề xuất nâng sản lượng của Ả-rập Xê-út (18/06/2018)

>   Các quỹ đầu cơ lạc quan về giá dầu trước cuộc họp OPEC (16/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật