Thứ Ba, 22/05/2018 14:53

Quỹ lương đội hơn 850 tỉ do biên chế tuyển vượt 78.000 người

Kiểm toán nhà nước phát hiện nhiều bộ ngành và địa phương vượt chỉ tiêu hơn 78.000 biên chế, lao động, khiến tổng quỹ lương năm 2016 phải chi tăng tới 859 tỉ đồng.

Kiểm toán nhà nước vừa trình lên Quốc hội kỳ họp này kết quả kiểm toán việc quản lý và sử dụng công chức, viên chức, lao động hợp đồng và quỹ lương năm 2016 tại 13 bộ, ngành và 47 địa phương.

Qua kiểm toán, cơ quan này đã phát hiện nhiều đơn vị tùy tiện, thiếu trách nhiệm trong việc giao chỉ tiêu biên chế và tiếp nhận sử dụng biên chế sai quy định, vượt thẩm quyền.

Cụ thể, có 11 địa phương và bộ giao vượt 5.069 biên chế Bộ Nội vụ quy định trong đó TP.HCM giao thừa 3.456 người, Bình Dương dư 678, Quảng Ninh là 372...

Có 5 địa phương giao 905 chỉ tiêu biên chế viên chức cho các cơ quan hành chính không đúng quy định gồm tỉnh Thừa Thiên Huế 451, Quảng Bình 366, Lào Cai 57, Đà Nẵng 29...

2 địa phương giao chỉ tiêu hợp đồng khác chưa đúng quy định của Luật Viên chức tới 8.841 người gồm Hà Nội 8.464 người và Ninh Bình 377 lao động.

Đặc biệt có 34 địa phương, bộ ngành sử dụng lao động (công chức, viên chức, hợp đồng lao động) tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập vượt quy định tới 63.279 người.

Chẳng hạn như TP.HCM vượt 4.166, Bình Dương 862, Hà Nội 696; Bà Rịa - Vũng Tàu 633, Quảng Ninh 595, Quảng Ngãi 459, Đà Nẵng 454 ...

Riêng tại Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vượt chỉ tiêu do Bộ Nội vụ giao đến 15.156 người.

Theo Kiểm toán Nhà nước, chính vì sử dụng lao động tùy tiện, sai quy định, vượt định mức được giao nên tổng quỹ lương ngân sách nhà nước chi cho biên chế công chức, viên chức, lao động năm 2016 đã phải tăng tới 859 tỉ đồng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Tiến sĩ Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nhận định câu chuyện tinh giản biên chế để giảm chi thường xuyên trong bối cảnh ngân sách khó khăn đã được đặt ra nhiều năm nay.

Tuy nhiên, theo ông Lưu Bích Hồ, thực tế cho thấy việc tinh giản biên chế cứ "thắt chỗ này thì lại phình ra ở chỗ khác".

Cùng quan điểm này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh lo ngại nếu biên chế, tổ chức cứ phình ra như lâu nay thì không thể nào cơ cấu lại được ngân sách, không thể nào giảm chi thường xuyên trong đó có chi cho lương được.

Mặt khác, khi bộ máy cồng kềnh thì hoạt động không hiệu quả.Muốn giải được bài toán này, các chuyên gia kinh tế kiến nghị phải thay đổi cách quản lý nhà nước từ tiền kiểm sang hậu kiểm, từ thủ công sang áp dụng khoa học công nghệ...

Đà Nẵng mạnh tay với cắt giảm biên chế - Đồ họa: TẤN ĐẠT

L.THANH

TUỔI TRẺ

Các tin tức khác

>   Chính thức tăng lương từ 1/7 tới (22/05/2018)

>   Quốc hội: Mục tiêu trọng tâm là tính ổn định của nền kinh tế (21/05/2018)

>   Sáng nay, khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV (21/05/2018)

>   Cục Quản lý giá dự báo CPI tháng 5 ổn định (16/05/2018)

>   Chính phủ trình sửa quy định về quy hoạch tại 13 luật (16/05/2018)

>   Lực lượng kinh tế quan trọng nhất là... hộ gia đình (16/05/2018)

>   "Hết sức suy nghĩ" về những điểm còn yếu của kinh tế (14/05/2018)

>   Làm gì để giữ mục tiêu tăng trưởng? (14/05/2018)

>   Giá dầu 'đe dọa' lạm phát (12/05/2018)

>   JICA: Việt Nam chậm giải ngân vốn ODA 'ngày càng trầm trọng' (10/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật