Thứ Năm, 10/05/2018 17:45

JICA: Việt Nam chậm giải ngân vốn ODA 'ngày càng trầm trọng'

Trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam Tetsuo Konaka cho biết việc Việt Nam chậm giải ngân vốn cho các nhà thầu dự án ODA, trong đó có các dự án của JICA, đang ngày càng trở nên trầm trọng.

Ông Tetsuo Konaka tại cuộc họp báo ở Hà Nội sáng 10-5 - Ảnh: JICA CUNG CẤP

Tại cuộc họp báo thường niên ở Hà Nội sáng 10-5, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam - ông Tetsuo Konaka - cho biết một trong những khó khăn mà đơn vị này đang gặp trong các dự án ở Việt Nam là việc chậm giải ngân vốn cho các nhà thầu dự án ODA.

Cụ thể, dự án đường sắt đô thị TP.HCM tuyến số 1 (Metro số 1) vẫn đang tiếp tục đề nghị phân bổ thêm ngân sách và chưa được Quốc hội phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư.

Đến nay, TP.HCM đã ứng trước tiền ngân sách lần thứ 3 nên việc chậm trễ thanh toán cho nhà thầu đã được giải quyết phần nào.

UBND TP.HCM cũng đã chấp thuận việc ứng trước lần thứ 4 với con số khoảng 5 tỉ yên (tương đương 1.000 tỉ đồng) và hi vọng có thể giải quyết được sớm khoản chậm thanh toán 270 triệu yên (tương đương 54 tỉ đồng).

Theo ông Konaka, nguyên nhân khiến tình trạng ngày càng trở nên trầm trọng là do chính sách tăng cường kiểm soát nợ công ở mức cao hơn của Chính phủ Việt Nam được phê duyệt vào tháng 11-2016.

Chính phủ Nhật Bản và các nhà tài trợ lớn khác đã có các cuộc đối thoại cấp cao với Chính phủ Việt Nam, nhờ đó, phân bổ ngân sách năm tài khoá 2018 đã có nhiều chuyển biến rõ rệt.

Chính phủ Nhật Bản vẫn đang tiếp tục đề nghị Việt Nam phân bổ thêm ngân sách cho một số dự án hiện đang thiếu vốn như Metro số 1 hay một số sự án khác như do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ quản.

Ông Konaka cũng đưa ra một số phương hướng mở rộng hình thức hợp tác ODA mới trong tương lai của JICA như hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật đầu tư ra nước ngoài. Hoặc cho các doanh nghiệp tư nhân vay vốn ODA, không ràng buộc phải liên kết kinh doanh với doanh nghiệp Nhật hay sử dụng nguyên vật liệu từ Nhật.

Điều kiện là các doanh nghiệp này phải hoạt động trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, hỗ trợ những vùng khó khăn và chống biến đổi khí hậu, có khả năng chi trả các khoản vay.

Theo trưởng đại diện JICA, phương hướng này có thể giúp Việt Nam vẫn nhận được hỗ trợ về vốn mà không làm gia tăng vấn đề nợ công.

Bùi Ngọc Hà

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   'Lương thấp nhất khu vực công sẽ đạt hơn 4 triệu đồng mỗi tháng' (10/05/2018)

>   Nợ công, bội chi và rủi ro vẫn gia tăng (09/05/2018)

>   Bầu bổ sung ông Trần Cẩm Tú và ông Trần Thanh Mẫn vào Ban Bí thư (09/05/2018)

>   Đề án cải cách tiền lương cán bộ, công chức có gì đột phá? (08/05/2018)

>   Tổng bí thư nêu hàng loạt câu hỏi cần trả lời về công tác cán bộ (07/05/2018)

>   Ngày 7-5, khai mạc Hội nghị Trung ương 7 với nhiều vấn đề hệ trọng (06/05/2018)

>   Hứa hẹn những thay đổi lớn về lương công chức (06/05/2018)

>   Việt Nam xuất siêu hơn 3 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm (02/05/2018)

>   CPI tháng 4 tăng 0.08% (29/04/2018)

>   Đà Nẵng cần 'chậm lại' (26/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật