Thứ Sáu, 25/05/2018 20:30

Một thói quen đơn giản của giới siêu giàu có thể giúp tài chính của bạn tốt hơn

Có khoảng 3 trong số 5 người Mỹ chưa hết tháng đã tiêu hết tiền nhưng chỉ có 1 trong số 4 người viết ra kế hoạch để khắc phục tình hình tài chính của họ. Theo Chỉ số Tài sản Hiện đại (Modern Wealth Index) năm 2018 của Charles Schwab, đó là bởi vì ít người ở Mỹ tin rằng mức độ tài sản của họ xứng đáng để lên kế hoạch.

Joe Vietri, Phó Chủ tịch và Trưởng mạng lưới thương hiệu bán lẻ của Schwab, chia sẻ trong bài nghiên cứu rằng: “Ý nghĩ cho rằng việc lên kế hoạch tài chính và quản lý tài sản chỉ dành cho những triệu phú là một trong những ngộ nhận lớn nhất của người Mỹ, và cũng là một trong những ngộ nhận tai hại nhất”. Ông cũng nói thêm những ai viết ra kế hoạch thường có những thói quen tài chính tích cực.

Chỉ số theo dõi cách quản lý tài sản của 1,000 người Mỹ trong độ tuổi từ 21 đến 75 dựa theo 4 tiêu chí: Kế hoạch tài chính và việc thiết lập mục tiêu; tiết kiệm và đầu tư; việc duy trì tiến độ; và sự tự tin đạt được những mục tiêu tài chính. Sau đó, tính điểm cho họ theo thang điểm từ 1 đến 100 dựa trên việc thực hiện những tiêu chí này tốt như thế nào trong sinh hoạt hàng ngày.

Schwab nhận ra rằng viết ra kế hoạch tài chính có thể giúp bạn có những hành vi quản lý tiền bạc hàng ngày tốt hơn, và những ai lên kế hoạch thường sẽ là người biết tiết kiệm thường xuyên, quan tâm tới những khoản đầu tư của họ, quản lý nợ hiệu quả và có triển vọng tốt hơn trong việc đạt được những mục tiêu của họ.

Terri Kallsen, Phó Chủ tịch Điều hành và là Trưởng phòng Chăm sóc Đầu tư của Schwab, chia sẻ trong bài nghiên cứu: “Khi chúng tôi nhìn vào nhóm 10% đứng đầu trong tổng thể những người được nghiên cứu, có một đặc tính nhất quán đó là họ đều cần cù trong việc lên kế hoạch – 3 trong số 4 người nói họ có một kế hoạch tài chính viết tay.”

“Lên kế hoạch là một việc thiết yếu để đạt được bất kỳ mục tiêu nào. Nó giống như việc thiết lập một chế độ luyện tập để có được sức khỏe tốt - chúng ta cần dùng biện pháp tương tự để giữ cho tình trạng tài chính của mình luôn ‘khỏe mạnh’ và đúng tiến độ.”

Nhìn chung, những người thuộc thế hệ Millennial (thế hệ Y) hình như đều giữ được những thói quen tài chính tích cực. Chỉ số chỉ ra rằng những người trẻ tuổi, trong nhiều trường hợp, đều tập trung hơn cho việc tiết kiệm, đầu tư và lên kế hoạch so với những người lớn tuổi hơn trong nhóm nghiên cứu. Cụ thể: 31% có viết kế hoạch tài chính, so với 20% của thế hệ X và 22% của thế hệ Baby Boomers (những người sinh ra trong giai đoạn 1946 – 1964); 36% có mục tiêu tiết kiệm cụ thể, so với 25% của thế hệ X và 17% của thế hệ Baby Boomers; và 75% thường xuyên tái cân đối danh mục đầu tư của họ, so với 66% của thế hệ X và 64% của thế hệ Baby Boomers.

Điều đó thậm chí có thể lý giải tại sao 64% thế hệ Y tin rằng đời họ rồi sẽ trở nên giàu có.

Ngược lại, trong số những người không viết kế hoạch, 45% cho biết họ không nghĩ họ có đủ số tiền xứng đáng để lên kế hoạch, 20% nói họ chưa bao giờ nghĩ đến việc lên kế hoạch và 20% khác nói họ không biết gì về việc làm sao để lên một kế hoạch.

Vietri nói: “Khi người ta nghĩ về việc lên kế hoạch tài chính, họ hình dung ra những buổi họp không thoải mái, kéo dài trong một văn phòng chật chội”. Nhưng “không có lý do gì để việc lên kế hoạch khó khăn cả. Ngoài những dịch vụ tài chính, hiện có nhiều hình mẫu đến nỗi những thứ trước kia vốn phiền toái hay khó hiểu nay trở nên dễ dàng hơn nhiều.”

Chẳng hạn, trong số các trung tâm, Schwab cung cấp những lựa chọn kỹ thuật số giúp cho người dùng dễ dàng tương tác hơn trong việc quản lý tài chính của họ trong thực tế. Và những ứng dụng điện thoại, như Mint, có thể giúp người dùng theo dõi và lên ngân sách tiền bạc.

Nếu bạn muốn có tính tổ chức hơn, thì Suze Orman, tác giả best-seller, cố vấn tài chính đạt giải thưởng và là người dẫn chương trình trước đây của CNBC, đề xuất bạn hãy bắt đầu bằng việc ưu tiên một mục tiêu trước, sau đó từ từ tiến tới việc đạt được những mục tiêu tài chính lớn hơn.

Cô chỉ ra rằng đó cũng có nghĩa là phải đánh giá lại việc chi tiêu của bạn, kiểu như “tự ngăn bản thân mỗi lần muốn mua đồ và hỏi ‘Đây là nhu cầu hay mong muốn?’”. Hay kiểu như Orman đã viết trong sách “kiếm thêm 10 USD hay 50 USD mỗi tuần để tập trung vào một mục tiêu”, như một quỹ tiết kiệm khẩn cấp. Nếu bạn kiên trì làm điều đó, “tình hình tài chính của bạn sẽ được bảo đảm.” 

Vietri cảnh báo: “Khi người ta có ý nghĩ rằng không biết họ có đủ tiền hay không, và cho rằng toàn bộ ý tưởng về một kế hoạch tài chính là quá đắt đỏ hay quá phức tạp, thì việc họ càng đợi lâu thì sẽ càng khó khăn hơn để đạt được những thành công dài hạn.”

Tuệ Nhiên (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Chệnh lệch mức sống ở Trung Quốc hơn 46.000 USD (21/05/2018)

>   5 cách thông minh nhất để đầu tư (14/05/2018)

>   24 quy tắc thành công của một chủ ngân hàng đầu tư huyền thoại (07/05/2018)

>   7 điều phải dừng ngay nếu muốn giàu (29/04/2018)

>   Bài học đắt giá của con gái tỷ phú Mỹ sau khi thành người nghèo (28/04/2018)

>   Vì sao đồng sáng lập Apple không đầu tư vào cổ phiếu? (27/04/2018)

>   Tài chính cá nhân, chuyện ở tầm… ngân sách quốc gia! (26/03/2018)

>   Người phụ nữ giàu nhất thế giới tiêu tiền như thế nào (22/03/2018)

>   Công thức “Giàu có” đơn giản để dạy con (31/03/2018)

>   Tôi đã mất hàng triệu USD vì tiền ảo như thế nào (19/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật