Thứ Sáu, 27/04/2018 20:30

Vì sao đồng sáng lập Apple không đầu tư vào cổ phiếu?

Steve Wozniak, đồng sáng lập của Tập đoàn Apple, là một huyền thoại ở Thung lũng Silicon.

Steve Wozniak, đồng sáng lập của Tập đoàn Apple

Hiện tại, ông không còn liên quan gì đến công ty mà mình từng chung tay tạo dựng nên (dù vẫn còn có tên trong bảng lương của Apple), nhưng ông vẫn là một nhân vật xuất chúng trong giới công nghệ, thường nói chuyện tại các hội nghị và đóng góp những hiểu biết về tình trạng của ngành này. Ông thậm chí còn từng có thời gian làm việc trong chương trình "Dancing With the Stars" của hãng tin ABC.

Tuy nhiên, thái độ của ông đối với tiền bạc lại quá khác biệt với hầu hết các bạn bè trong ngành.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Fortune, biểu tượng công nghệ này đã thẳng thắn chia sẻ chiến lược đầu tư của mình, đó là tránh chuyện đầu tư và tránh xa tài chính nói chung.

“Tôi không đầu tư. Tôi không làm việc đó. Tôi không muốn gần tiền bạc, vì nó có thể làm hỏng các giá trị của bạn”, Worniak nói với Fortune.

Nhà đồng sáng lập Apple nói rằng ông không thích xu hướng “các kỹ sư giống như là những ngôi sao nhạc rock” ngày càng thịnh hành ở Thung lũng Silicon, một điều không hề tồn tại ở thời điểm mà ông giúp tạo dựng nên Apple: “Phần lớn đó là vì họ có nhiều tiền quá – và tôi đã đi theo lối khác. Tôi không muốn là một người trong số họ”.

Ông Wozniak đã cố gắng tạo dựng nên các sản phẩm mới mẻ và cải thiện thế giới bằng Apple, chứ không phải để làm giàu. “Tôi thật sự không muốn thuộc nhóm ‘sở hữu quá nhiều thứ so với những gì mình có thể cần đến’”, ông cho hay.

Thay vào đó, Wozniak chọn cách đầu tư vào những thứ gần với “con tim” mình, chẳng hạn như các viện bảo tàng ở San Jose, California, quê nhà của ông. “Tôi được sinh ra ở đó, và có một con đường được đặt theo tên tôi ở đó”, ông nói.

Wozniak đã có được phần tài sản khá lớn của mình khi Tập đoàn Apple chào bán cổ phiếu ra công chúng. Tuy vậy, tài sản của ông “chẳng là gì” so với Steve Jobs, người đồng sáng lập ra Apple cùng với ông và có tài sản gần 10.2 tỷ USD khi qua đời vào năm 2011.

Một lý do cơ bản cho sự tương phản này là việc ông Wozniak không quan tâm tới tiền bạc ngay từ đầu. Hồi năm 1980, ông đã tặng số cổ phiếu trị giá 10 triệu USD của mình cho những nhân viên đầu tiên của Apple, trong khi Steve Jobs lại từ chối làm điều đó. Sau này ông đã gọi hành động đó là “điều đúng đắn” cần phải làm. Dẫu vậy, khối tài sản khổng lồ của Steve Jobs cũng cơ bản là từ cổ phần của ông ấy ở Disney, chứ không phải là do Apple mang lại.

Tim Cook, CEO hiện tại của Apple, hiện có cùng lo ngại với ông Wozniak về cách mà tài sản có thể làm hư hỏng giá trị của một người. Ông từng bảo các sinh viên đại học rằng “Đừng làm việc vì tiền, nó sẽ nhanh chóng mất đi thôi, nếu không các bạn sẽ không bao giờ kiếm đủ và sẽ không bao giờ hạnh phúc, theo cách này hoặc cách khác”.

Thay vào đó, ông đề xuất rằng “Các bạn phải tìm ra điểm giao nhau của việc làm một điều gì đó mình đam mê, đồng thời cũng là một điều gì đó mà phục vụ cho người khác”.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

Fili

Các tin tức khác

>   Startup gia sư trực tuyến Trung Quốc được định giá hơn 3 tỷ USD (27/04/2018)

>   Bill Ackman: Thiên tài bán khống vụt tắt (30/04/2018)

>   Người giàu nhất thế giới có thêm 12 tỷ USD sau 1 ngày (27/04/2018)

>   Nữ tỷ phú bí ẩn của công ty IT hàng đầu tại Mỹ (26/04/2018)

>   Bức tranh chung về đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam (26/04/2018)

>   Người giàu nhất thế giới "bỏ túi" gần 8 tỷ USD trong tuần qua (23/04/2018)

>   Triệu phú tự thân: Nỗi lo sợ về cảnh nghèo đói đã giúp tôi thành công (23/04/2018)

>   Làm lãnh đạo VFF: Cần đề án, đừng nói suông! (20/04/2018)

>   Ngành chuyển hàng theo yêu cầu “nóng” trở lại (19/04/2018)

>   VFF mong bầu Đức không bỏ bóng đá (19/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật