Thứ Ba, 29/05/2018 13:00

Hàng chục ngàn tỷ đồng đã được bơm ra

Khi lãi suất có dấu hiệu nhích lên trước áp lực căng thẳng thanh khoản của các ngân hàng, nhà điều hành đã kịp thời bơm hàng chục ngàn tỷ đồng vào thị trường, theo đó giúp thanh khoản của hệ thống tiếp tục ổn định và lãi suất hạ nhiệt trở lại

Hàng chục ngàn tỷ đã được bơm ra

Thống kê cho thấy tuần từ 16/4 – 20/4, NHNN đã bơm ròng tới 75,910 tỷ đồng vào thị trường; tuần từ 30/4 – 4/5, bơm ròng 14,000 tỷ đồng; tuần từ 7/5 –11/5 bơm ròng 15,240 tỷ đồng. Như vậy NHNN đã có 4 tuần liên tiếp bơm ròng kéo dài từ tháng 4 sang tháng 5, với con số hơn 100 ngàn tỷ đồng.

Chưa dừng lại ở đó, lượng tiền đồng còn được bơm ra qua kênh mua ngoại tệ để gia tăng dự trữ ngoại hối. Nếu như cập nhật vào cuối tháng 2 cho thấy dự trữ ngoại hối đã tăng lên mức 60 tỷ USD, tức tăng thêm 8 tỷ USD so với cuối năm 2017, đồng nghĩa với hơn 180 ngàn tỷ đồng được bơm ra thị trường trong giai đoạn này, thì con số cập nhật gần nhất cho thấy dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng nhanh lên mức 63.5 tỷ USD.

Cụ thể, theo báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14 sáng ngày 21/5, thì dự trữ ngoại hối của NHNN đã tăng lên 63.5 tỷ USD. Trước đó, buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 diễn ra hôm 4/5, con số công bố là 63 tỷ USD. Như vậy chỉ trong vòng chưa tới 20 ngày thì dự trữ ngoại hối đã tăng lên thêm 500 triệu USD, đồng nghĩa với gần 11,500 tỷ đồng đã được bơm ra trong nửa đầu tháng 5 qua kênh này.

Còn nếu so với thời điểm cuối tháng 2, thì dự trữ ngoại hối đã tăng được 3.5 tỷ USD, như vậy là tiếp tục có khoảng 80 ngàn tỷ đồng được bơm ra trong gần 3 tháng qua. Có thể nói thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được hỗ trợ rất lớn từ kênh này trong suốt thời gian qua, chỉ chưa tới 2 năm rưỡi mà dự trữ ngoại hối đã tăng mạnh đến 35.6 tỷ USD , tương đương với hơn 800 ngàn tỷ đồng đi ra thị trường, dĩ nhiên NHNN cũng đã có động tác hút phần nào trở lại qua thị trường mở.

Hiệu ứng tức thì

Với lượng thanh khoản dồi dào như trên, nhiều ngân hàng đã có cơ hội giảm lãi suất suốt từ đầu năm đến nay. Cụ thể từ giữa tháng 4 đến nay, một loạt ngân hàng đã giảm lãi suất huy động đầu vào như SHB, Techcombank, VIB, VPBank, ACB,… thậm chí nhóm NHTM Nhà nước lớn như Vietcombank, VietinBank hay BIDV dù khung lãi suất hiện đã gần như thấp nhất trên thị trường nhưng vẫn tiếp tục giảm. Trong đó, có những ngân hàng đã giảm từ 2 - 3 lần kể từ đầu năm đến nay như BIDV, Techcombank, SHB, VIB, VPBank,…

Trước tình trạng thanh khoản dồi dào trở lại, NHNN cũng đã bắt đầu hút ròng trở lại trên thị trường mở. Cụ thể trong tuần từ 14/5 – 18/5, NHNN đã hút ròng 8,200 tỷ đồng, khi lượng phát hành tín phiếu là 8,400 tỷ đồng nhưng lượng vốn đáo hạn chỉ có 200 tỷ đồng. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất cũng có xu hướng giảm trở lại sau giai đoạn tăng từ nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 vừa qua.

Với triển vọng thặng dư thương mại tiếp tục ở mức cao cùng lộ trình hóa thoái vốn của NHNN, dự kiến NHNN sẽ tiếp tục có cơ hội tiếp tục gia tăng dự trữ ngoại hối trong thời gian tới, theo đó một lượng lớn tiền đồng có thể tiếp tục được bơm ra. Cụ thể, chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm nay, toàn nền kinh tế đã xuất siêu đến 3.39 tỷ USD, trong khi cùng kỳ nhập siêu 2.73 tỷ USD. Trong khi đó, trong 4 tháng qua cũng ghi nhận có 1,863 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 2,262.9 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2017.

Hiệu quả chính sách

Có thể nói lãi suất đã rất ổn định và còn có xu hướng giảm dần trong suốt 5 năm qua, điều này không chỉ nhờ vào sự ổn định của các yếu tố vĩ mô như lạm phát hay tỷ giá được kiểm soát tốt, sự chuyển dịch vốn từ ngoại tệ sang VNĐ của người dân, mà còn phụ thuộc rất lớn từ chính sách hỗ trợ thanh khoản linh hoạt của nhà điều hành cho các ngân hàng thông qua bơm hút nhịp nhàng trên thị trường mở lẫn kênh mua bán ngoại tệ.

Mỗi khi chịu áp lực thanh khoản, hàng chục ngàn tỷ được bơm ra để ổn định tâm lý thị trường và giải tỏa căng thẳng, từ đó giúp các ngân hàng không phải điều chỉnh chính sách lãi suất tăng quá mạnh, thậm chí còn có cơ hội giảm thêm và thực tế đã xảy ra như vậy. Nhóm NHTM Nhà nước lớn như Vietcombank, BIDV, VietinBank hay Agribank cũng luôn đi đầu giảm lãi suất theo định hướng của nhà điều hành, và từ đó tạo sự lan tỏa đến những ngân hàng khác.

Có thể thấy nếu như chính sách tiền tệ trong giai đoạn trước đây thường có tính giật cục, bất ngờ và thiếu sự hỗ trợ kịp thời cho hệ thống, thậm chí còn gây thêm áp lực căng thẳng trong những thời điểm không đáng có, thì giai đoạn 5 năm trở lại đây đã có sự cải thiện đáng kể. Với sự can thiệp linh hoạt và kịp thời mỗi khi cần thiết, các chính sách đã tạo được niềm tin và từ đó càng giúp phát huy tính hiệu quả mỗi khi được ban hành theo đúng mục tiêu của nhà điều hành.

Với sự ổn định và hiệu quả như đã nói, đến lượt mình chính sách tiền tệ đã góp phần lớn để ổn định vĩ mô đồng thời hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh ngành ngân hàng phải tái cấu trúc mạnh mẽ như giai đoạn vừa qua, việc duy trì an toàn hệ thống tránh khỏi sự đổ vỡ khi có quá nhiều thông tin tiêu cực, bất lợi trong hoạt động của các ngân hàng, nhất là những ngân hàng yếu kém, cũng như giữ được mặt bằng lãi suất ổn định ở mức thấp, có thể nói là một thành công đáng kể của cơ quan quản lý.

Với diễn biến kinh tế thế giới ngày càng biến động nhiều hơn, đặc biệt rủi ro khủng hoảng kinh tế đang ngày càng hiện hữu, hy vọng các chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục linh hoạt và phát huy tính hiệu quả để ổn định thị trường, trong bối cảnh sự biến động ngày càng lớn và nhanh hơn nhiều, trước những thay đổi của nền kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

Mỗi khi chịu áp lực thanh khoản, hàng chục ngàn tỷ được bơm ra để ổn định tâm lý thị trường và giải tỏa căng thẳng, từ đó giúp các ngân hàng không phải điều chỉnh chính sách lãi suất tăng quá mạnh, thậm chí còn có cơ hội giảm thêm và thực tế đã xảy ra như vậy.

Phan Thụy

FILI

Các tin tức khác

>   Lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại (29/05/2018)

>   Ngân hàng tung thẻ chip chống hacker (29/05/2018)

>   Dọn đường cho vay tiêu dùng (29/05/2018)

>   Maritime Bank khai trương 3 chi nhánh mới (29/05/2018)

>   Tín dụng đen giăng bẫy dân nghèo (29/05/2018)

>   Luật sư của bà Hứa Thị Phấn: Viện kiểm sát không khách quan khi đánh giá chứng cứ (28/05/2018)

>   Cơ hội trúng thưởng 100% dành cho chủ thẻ tín dụng Sacombank (28/05/2018)

>   Thưởng thức phim ‘bom tấn’ với ưu đãi hoàn tiền tới 50% từ Maritime Bank đáng để ‘mọt phim’ đón đợi (28/05/2018)

>   Viện kiểm sát đề nghị tách tranh chấp giữa ông Phạm Công Danh và bà Hứa Thị Phấn để giải quyết (28/05/2018)

>   Vay tiền trả góp dễ như thế nào? (28/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật