Thứ Năm, 31/05/2018 21:45

Gia công phần mềm ở Việt Nam - 'nhỏ mà có võ'

Thành công trong ngành IT của Việt Nam khiến các đối tác Ấn Độ lo ngại khi các công ty như Intel, IBM, Samsung Display, Nokia và Microsoft tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.

Ấn Độ nhiều năm được coi là đứng đầu thế giới về dịch vụ thuê ngoài (BPO), nhưng thời gian đã thay đổi mọi thứ. Theo Hiệp hội thương mại Nasscom, ngành công nghiệp BPO Ấn Độ vừa chứng kiến sự sụt giảm số lượng việc làm lớn nhất trong 7 năm, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ngành công nghệ thông tin (IT) cũng tăng 2 năm liền.

Trong khi Ấn Độ điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng thì cũng là lúc các khu vực mới cũng nổi lên thành các trung tâm gia công phần mềm.

Theo Forbes, Việt Nam được biết đến là xưởng gia công phần mềm nhỏ nhưng rất mạnh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ít người tin rằng Việt Nam có thể trở thành một Thung lũng Silicon thứ hai, nhưng tinh thần công nghệ cùng vô vàn nhân tài khiến người ta thực sự liên tưởng khởi đầu của ngành công nghệ Mỹ trước đây.

Lịch sử ngành IT ở Việt Nam

Ngành IT ở Việt Nam còn khá trẻ. Hơn một thập kỷ trước, Harvey Nash và một vài tập đoàn công nghệ đa quốc gia khác, bao gồm Intel và Oracle đã bắt đầu khai thác lực lượng lao động công nghệ ngày càng tăng tại Việt Nam.

Ngoài việc phát triển các chính sách mới thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao, chính phủ Việt Nam đã đầu tư mạnh vào giáo dục STEM, tạo ra một lực lượng kỹ sư công nghệ tay nghề cao dồi dào.

Thành công trong ngành IT của Việt Nam khiến các đối tác Ấn Độ lo ngại khi các công ty như Intel, IBM, Samsung Display, Nokia và Microsoft tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.

Từ đó, các ngành công nghệ cao và gia công phần mềm của Việt Nam tăng trưởng đều đặn. Năm 2017, Việt Nam tăng 5 hạng trong chỉ số dịch vụ toàn cầu (Global Services Location Index - xếp hạng của công ty tư vấn A.T. Kearney về dịch vụ gia công phần mềm).

Thành công này khiến các đối tác Ấn Độ phải lo ngại khi các công ty như Intel, IBM, Samsung Display, Nokia và Microsoft tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.

Tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài

Có thể một số doanh nghiệp nước ngoài đang mong đợi sự vững chắc hơn từ các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam. Sự khác biệt về thể chế cũng như văn hóa khiến họ còn e dè. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được xem là rất thích hợp để làm việc và phát triển công nghệ.

Nền kinh tế Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng. Từ nền tảng nông nghiệp, giờ đây Việt Nam đã chuyển mình trở thành một thị trường hiện đại, kinh doanh phát triển.

Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 và đã nỗ lực mở cửa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng tiếp cận. Đầu tư từ nước ngoài giúp tăng trưởng kinh tế, và trong 10 năm qua, văn hóa dễ thích nghi đã mang lại một lực lượng IT tay nghề cao.

Các chuyên gia công nghệ tại Việt Nam rất nhanh chóng trở thành một phần trong mạng lưới khách hàng toàn cầu, sẵn sàng thách thức các chuẩn mực và không ngừng sáng tạo.

Hệ thống giáo dục của Việt Nam cũng đang nỗ lực để đảm bảo rằng tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai chứ không đơn thuần là một ngoại ngữ, gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng trình độ tiếng Anh rất quan trọng đối với Việt Nam.

Tuy nhiên, văn hóa cứng nhắc về lòng trung thành ở Việt Nam đang ảnh hưởng đến công việc. Người Việt thường rất trung thành với công ty họ đang làm. Điều này xuất phát từ sự trung thành đối với gia đình. Ở Ấn Độ, Philippines hay Malaysia, các kỹ sư thường chấp nhận ra nước ngoài để theo đuổi sự nghiệp, còn nhiều kỹ sư Việt lại thường muốn làm việc gần nhà.

Nguồn lực kỹ sư phần mềm Việt Nam

Việt Nam đang nỗ lực phát triển lực lượng lao động có tay nghề cao để cạnh tranh với các nước láng giềng trong khu vực như Singapore, Malaysia và Philippines, và cam kết giáo dục đại học và STEM. Đơn cử, đại học Cornell, Mỹ đang tư vấn phát triển một đại học đẳng cấp thế giới tại Hà Nội, trong khi Đại học Fulbright sẽ sớm mở chi nhánh tại TP.HCM.

Với việc không ngừng đầu tư vào nghiên cứu và khoa học cấp đại học, Việt Nam đang đảm bảo rằng đa số sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ có bằng STEM.

Sự đa dạng về giới tính trong lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam cũng rất ấn tượng. Hiện tại, Harvey Nash đang sử dụng nhân viên là nữ giới nhiều hơn nam giới, và nữ giới đang dẫn đầu, tốc độ thăng tiến ngang bằng nam giới.

Thách thức và cơ hội

Việt Nam là trung tâm dịch vụ thuê ngoài cũng như gia công phần mềm. Việt Nam có thế mạnh về: công nghệ, dịch vụ tài chính, truyền thông, trò chơi, tích hợp phần mềm. Nhiều doanh nghiệp cũng đang tìm kiếm tại đây các xu hướng mới nổi như AI, máy học và blockchain với chi phí hợp lý.

Đối với hầu hết doanh nghiệp, thách thức lớn nhất ở Việt Nam là phải thích nghi với đội ngũ kỹ sư lành nghề cách 5.000 đến 10.000 dặm. Cách duy nhất đó là đào tạo và kết nối. Đào tạo một đội làm việc từ xa theo cách một nhân viên nội bộ được đào tạo sẽ đặt nền tảng cho sự thành công, tạo ra quy trình chung thống nhất.

Điều này đòi hỏi phải thiết lập hệ thống truyền tin bất kể thời gian và khoảng cách, các đội làm việc trôi chảy và phối hợp ăn ý. Điều quan trọng là tận dụng khác biệt múi giờ tạo lợi thế năng suất. Lợi thế của gia công phần mềm ở Asia-Pac cho các doanh nghiệp phương Tây chính là chu kỳ sản xuất gần 24 giờ.

Trong khi Ấn Độ đang phải đối mặt với một số khó khăn, các khu vực như Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng. Cũng như với các điểm nóng khác ngoài Châu Á - Thái Bình Dương như Campuchia và Thái Lan, Việt Nam cần tích cực đào tạo nhân tài.

Sự đầu tư bền vững của chính phủ trong giáo dục STEM và sự mở rộng của các tập đoàn đa quốc gia sẽ thúc đẩy cả lực lượng lao động cùng thị trường Việt Nam.

V.Thùy

ZING.VN

Các tin tức khác

>   Đặc khu kinh tế - một góc nhìn (31/05/2018)

>   Dự luật phòng chống tham nhũng muốn lấn sân sang doanh nghiệp tư (31/05/2018)

>   Khởi tố bổ sung, truy nã nguyên Tổng giám đốc PVTex Vũ Đình Duy (31/05/2018)

>   Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam (31/05/2018)

>   Grab sắp đón một loạt đối thủ xe công nghệ tại thị trường Việt Nam (31/05/2018)

>   Thị trường ngách và cơ hội cho hãng hàng không mới (31/05/2018)

>   Lo sức khỏe cho dân, Bộ Tài chính muốn tăng thuế đường, nước ngọt (31/05/2018)

>   Go Global: Bỏ 10, thu 1 (31/05/2018)

>   Bất thường một khoản nợ công: Lỗi của chủ đầu tư? (31/05/2018)

>   Doanh nghiệp Việt gom đặc sản đi chinh phục thị trường Thái (31/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật