Thứ Năm, 31/05/2018 13:09

7 điều kỳ lạ nhất về thị trường chứng khoán 7.4 ngàn tỷ USD của Trung Quốc

Trung Quốc có lẽ là một thị trường đầy bí ẩn đối với những nhà đầu tư quốc tế – những người sẽ sớm sở hữu cổ phiếu Trung Quốc đại lục lần đầu tiên trong đời.

Sàn giao dịch chứng khoán chính của Trung Quốc – vốn mở ra ở Thượng Hải hồi đầu thập niên 90 – chỉ có thể tiếp cận thông qua kênh liên kết với Hồng Kông hoặc sử dụng hai giấy phép có sẵn đối với các tổ chức như công ty bảo hiểm hoặc quỹ hưu trí (cả hai loại này đều bị áp đặt hạn ngạch và giới hạn mua cổ phiếu Trung Quốc). Rồi sẽ có một kênh thứ ba vào ngày thứ Sáu (01/06), khi bất kỳ quỹ nào bám sát theo các chỉ số MSCI sẽ bị buộc phải sở hữu một phần của 234 cổ phiếu Trung Quốc đại lục – những cổ phiếu mà MSCI đã lựa chọn để thêm vào rổ chỉ số thị trường mới nổi của mình.

Chỉ số Shanghai Composite đã suy giảm trong 6 ngày vừa qua, khép lại ngày thứ Tư (30/05) ở mức thấp nhất kể từ tháng 10/2016. Mặc dù tâm lý bi quan trên thị trường khó mà truyền tải một tín hiệu tốt về đợt ra mắt lớn sắp tới của các cổ phiếu Trung Quốc, nhưng nó cũng có nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mua cổ phiếu với mức định giá rẻ nhất trong hơn 2 năm qua. Dưới đây là 7 điều mà các nhà đầu tư bên ngoài có thể cảm thấy lạ lẫm về thị trường cổ phiếu 7.4 ngàn tỷ USD của Trung Quốc – thị trường lớn thứ 2 trên thế giới.

Tên công ty thực sự có sức ảnh hưởng

Đôi khi, nhà đầu tư mua cổ phiếu chỉ vì nó nghe có vẻ đúng. Họ đã đổ vốn vào những công ty với tên có chữ “king” (vua) và “emperor” (hoàng đế) sau khi Trung Quốc quyết định để Chủ tịch nước Tập Cận Bình nắm quyền tới trọn đời. Một cổ phiếu khi đọc theo tiếng Trung Quốc nghe giống với “Trump Wins Big” (ông Trump thắng lớn) bỗng nhảy vọt sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, còn một cổ phiếu khi đọc nghe giống với “Aunt Hillary” (Dì Hillary) lại lao dốc. Ngay cả một công ty sản xuất máy lạnh và máy điều hòa có trụ sở ở Thanh Đảo có tên nghe giống với cựu Tổng thống Barack Obama đã leo dốc 6 ngày liên sau chiến thắng của ông Obama tại cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2008.

Thắng lớn nhờ IPO

Một trong những cách tốt nhất để trở nên giàu có nhanh chóng là mua được một phần trong đợt IPO, mặc dù bạn phải khá may mắn mới mua được – xác xuất để mua được khoảng 1/2,000. Các cổ phiếu thường tăng vọt trong ngày chào sàn vì mức định giá được giữ ở mức thấp giả tạo. Trong năm 2018, tất cả đợt niêm yết mới đều tăng trần 44% trong ngày chào sàn.

Xếp hàng chờ niêm yết

Và về phần các công ty, danh sách chờ đợi niêm yết là khá dài: 310 ứng cử viên vẫn chờ để được thông qua niêm yết tính tới ngày 24/05/2018. Số ngày chờ trung bình để được phép niêm yết ở Trung Quốc là 536 ngày, dựa trên số liệu do Bloomberg thu thập trong 2 năm. Con số này là quá cao so với chỉ 32 ngày ở Mỹ hoặc 25 ngày ở Nhật Bản.

Đỏ là tăng giá

Đây là một tín hiệu tốt ở Trung Quốc đại lục. Không như các sàn giao dịch khác trên khắp thế giới, đỏ có nghĩa là giá cổ phiếu đang trên đà tăng ở Thượng Hải và Thâm Quyến, trong khi sắc xanh lại có nghĩa là cổ phiếu đang giảm. Điều này là do màu đỏ được xem là màu may mắn trong văn hóa Trung Quốc, trong khi màu xanh lại mang ý nghĩa tiêu cực. Sàn Giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE) cũng sử dụng màu đỏ tốt lành để ám chỉ cổ phiếu đang tăng.

Nhà đầu tư không chuyên

Quên đầu tư dài hạn đi, Trung Quốc là thị trường của những con bạc. Các nhà đầu tư tổ chức thường không góp mặt tại Thượng Hải, nơi những cá nhân và những chuyên viên giao dịch trong phiên (day trader) chiếm tới 80% khối lượng giao dịch. Châm ngòi cho hiện tượng bong bóng và cú đổ đèo của thị trường cổ phiếu Trung Quốc 3 năm về trước là hàng triệu nhà đầu tư không chuyên, mới bước vào thị trường – một số người còn chưa hề học trung học hoặc tốt nghiệp trung học.

Đóng băng giao dịch

Tạm ngưng giao dịch ở Trung Quốc – một cách để các công ty trong nước ngăn chặn cổ phiếu của họ ngừng lao dốc – xảy ra thường xuyên hơn so với các thị trường lớn khác. Trong tháng 3/2018, tổng giá trị của các cổ phiếu bị “đóng băng” trên các sàn giao dịch Trung Quốc vượt mức 456 tỷ USD – gấp 3,150 lần so với Mỹ, nơi việc tạm ngừng giao dịch chỉ được giới hạn ở mức 10 ngày.

Có sự can thiệp của Chính phủ

Hãy coi chừng những dấu hiệu can thiệp của nhóm National Team – là cái tên của các quỹ Chính phủ Trung Quốc. Họ thường can thiệp vào để ổn định hóa thị trường trong những ngày bị bán tháo mạnh, hoặc đôi khi chỉ để nâng tâm lý thị trường trước những sự kiện chính trị quan trọng. Năm ngoái, Trung Quốc đã gia tăng điều tra về các trader trước khi Chính phủ chuẩn bị tổ chức một hội nghị thượng đỉnh bao gồm các đại diện từ hơn 100 quốc gia tại Bắc Kinh. Sau khi chỉ số Shanghai Composite giảm mạnh trong thời gian gần đây, các trader đã xem ngưỡng 3,000 điểm là mức hỗ trợ quan trọng tiếp theo với hy vọng Chính phủ sẽ can thiệp.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Sắc xanh trở về với TTCK châu Á (31/05/2018)

>   Warren Buffett đề xuất đầu tư 3 tỷ USD vào Uber nhưng không thành công (31/05/2018)

>   Căng thẳng dịu bớt, Dow Jones phục hồi hơn 300 điểm (31/05/2018)

>   Thị trường gợi nhớ lại ký ức đau thương của thời kỳ khủng hoảng xa xưa (30/05/2018)

>   TTCK Mỹ đang truyền tải thông điệp gì? (30/05/2018)

>   Tất cả cổ phiếu ngân hàng ở Mỹ đều rơi vào phạm vi giảm giá (30/05/2018)

>   Châu Á chìm sâu trong sắc đỏ, Hang Seng “bay” 500 điểm, Shanghai rớt 2% (30/05/2018)

>   Vì sao thị trường lại sợ khủng hoảng chính trị ở Italy đến thế? (30/05/2018)

>   Sụt gần 400 điểm, Dow Jones giảm mạnh nhất trong 1 tháng (30/05/2018)

>   Dow Jones rớt hơn 400 điểm trước bất ổn chính trị ở Italy (29/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật