Thứ Năm, 05/04/2018 13:03

Việt Nam giữa cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Donald Trump tiếp tục thực hiện các chính sách bảo hộ nền kinh tế bằng cách áp đặt hàng loạt rào cản thuế quan, rút khỏi các Hiệp định thương mại tự do và trực tiếp khơi mào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Nếu cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung xảy ra, kết quả được dự báo sẽ rất khốc liệt. Việt Nam ở đâu giữa cuộc chiến này?

Chính sách bảo hộ nền kinh tế Mỹ - Make America great again!

Đúng như lời hứa khi tranh cử tổng thống, Donald Trump khi nhậm chức đã thay đổi hàng loạt các chính sách kinh tế với mục tiêu duy nhất là bảo hộ nền kinh tế Mỹ và tạo việc làm cho người dân trong nước. Nổi bật nhất là việc Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP, đòi hỏi nhiều quyền lợi hơn trong Hiệp định NAFTA. Ngoài ra Mỹ cũng chuyển sang việc ký kết các Hiệp định thương mại song phương nhằm tạo lợi thế đàm phán.  

Vừa qua, trong một nỗ lực hạn chế ảnh hưởng từ Trung Quốc cũng như giảm thâm hụt thương mại, Mỹ quyết định khơi mào cuộc chiến thương mại với việc áp thuế lên hàng loạt các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 60 tỷ USD và hạn chế các khoản đầu tư từ Trung Quốc vào Mỹ. Các biện pháp trừng mặt sẽ nhắm vào khoảng 1,300 dòng sản phẩm, từ giày dép, quần áo cho tới sản phẩm điện tử,… Đáp lại, Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ áp đặt hàng rào thuế quan lên 128 loại sản phẩm từ Mỹ với lượng hàng ước tính khoảng 3 tỷ USD. Rủi ro cuộc chiến thương mại đang khá cao và dù thế kết quả thế nào, nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc và cả thế giới cũng đều sẽ chịu thiệt hại nặng nề.

Thâm hụt thương mại của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc

Trong 2017, Trung Quốc là đối tác làm ăn lớn nhất của Mỹ khi tổng giá trị thương mại lên tới hơn 636 tỷ USD, chiếm 16.4% tổng giá trị thương mại quốc tế của Mỹ.

Top 15 các quốc gia có giá trị thương mại cao nhất đối với Mỹ

Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ

Tuy nhiên, cán cân thương mại giữa hai bên cũng rất thiếu cân bằng khi thâm hụt thương mại của Mỹ trong quan hệ Trung Quốc cũng là cao nhất, lên tới hơn 375 tỷ USD, gấp 5 lần so với quốc gia đứng thứ hai là Mexico (hơn 71 tỷ USD). Đáng chú ý, Việt Nam nằm trong top 5 các quốc gia mà Mỹ có giá trị thâm hụt thương mại với hơn 38.3 tỷ USD. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của Mỹ đối với thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Top 15 các quốc gia mà Mỹ có giá trị thâm hụt thương mại lớn nhất

Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ

Việc thâm hụt thương mại khá lớn giữa Mỹ với Trung Quốc kéo dài hơn 10 năm nay và không có gì lạ khi Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ.

Tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Mỹ với Trung Quốc

Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ

Mặc dù đưa ra lập luận rằng kế hoạch áp thuế này nhằm trả đũa những hành vi ăn cắp bí mật công nghệ và thương mại của Trung Quốc mà phía Mỹ cho rằng đã cướp của các công ty Mỹ hàng tỷ USD doanh thu và làm mất hàng nghìn việc làm. Nhưng thực tế cho thấy Mỹ đang muốn kìm hãm sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc và duy trì vị thế số một của mình trong lĩnh vực công nghệ khoa học kỹ thuật. Hành động này của Donald Trump như những tuyên bố “nước Mỹ là trên hết” và cũng là lý do cho việc rời bỏ các Hiệp định thương mại tự do, tăng cường đàm phán song phương để phục vụ cho việc bảo hộ nền kinh tế Mỹ.

Tình hình nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc

Lương thực thực phẩm chính là sản phẩm mà Mỹ nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc. Gần 70% các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc đều liên quan đến lĩnh vực Thực phẩm – Nông nghiệp. Điều này cho thấy năng lực sản xuất nông nghiệp của Mỹ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước.

Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc của Mỹ

Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ

Chưa rõ chính xác hơn 1,300 sản phẩm mà Mỹ đánh thuế sẽ gồm những gì, tuy nhiên trước mắt việc phần lớn các sản phẩm mà Mỹ dự kiến đánh thuế sẽ gồm các sản phẩm liên quan đến hàng tiêu dùng, sản phẩm công nghệ và các sản phẩm hưởng lợi từ chương trình phát triển công nghiệp của Bắc Kinh mang tên ‘Made in China 2025”. Nhóm sản phẩm này chiếm khoảng 10-12% trong tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc – tương đương khoảng 50-60 tỷ USD.

Tình hình xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc

Là cường quốc hàng đầu về kỹ thuật, công nghệ nên việc xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao của Mỹ sang Trung Quốc là điều dễ hiểu. Các sản phẩm liên quan đến nông nghiệp chỉ chiếm 5-10% trên tổng giá trị xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc. Với các động thái từ Mỹ, Trung Quốc cũng quyết định áp thuế 25% lên 128 mặt hàng nhập khẩu của Mỹ để trả đũa. Lượng hàng này chủ yếu liên quan đến mảng nông nghiệp và trị giá khoảng 3 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu mở rộng phạm vi áp thuế lên các sản phẩm nông nghiệp khác, khả năng giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc sẽ bị áp thuế sẽ lên tới 7-10 tỷ USD.

Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc của Mỹ

Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc - củng cố vị thế bản thân?

Rõ ràng, cả Mỹ và Trung Quốc dường như chỉ mới “vờn nhau” bằng việc đánh thuế vào các mặt hàng khập khẩu thứ yếu và cũng là thế mạnh của chính mình. Có thể thấy:

- Về phía Mỹ: Muốn ngăn chặn sự phát triển khoa học công nghệ của Trung Quốc và củng cố vị thế sản xuất công nghiệp công nghệ cao. Điều này từng xảy ra vào những năm 1980s khi Mỹ thực hiện chiến tranh thương mại với Nhật Bản để kìm hãm sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất ô tô của nước này. Trong khi đó, ngành nông nghiệp ở Mỹ này duy trì ở mức cơ bản nên vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

- Về phía Trung Quốc: Mặc dù mang tiếng là “công xưởng thế giới” nhưng mảng nông nghiệp ở quốc gia này vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh thu xuất khẩu và GDP quốc gia. Nhìn vào tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ của Trung Quốc có thể thấy hơn 75% các sản phẩm là nông nghiệp – trồng trọt tương đương giá trị khoảng 360-380 tỷ USD. Tuy nhiên, với tham vọng trở thành cường quốc hàng đầu về khoa học công nghệ, Trung Quốc đã tập trung đẩy mạnh đầu tư trong lĩnh vực này và đang trở thành mục tiêu tấn công của Mỹ.

Việc tiến hành các cuộc chiến tranh thương mại mang nhiều yếu tố kinh tế, chính trị phức tạp. Trước mắt có thể thấy việc áp thuế lên các mặt hàng giữa Mỹ - Trung Quốc chỉ mang tính củng cố và bảo vệ thế mạnh sản xuất cũng như việc làm cho người lao động trong nước. Khả năng xảy ra các cuộc chiến tranh thương mại toàn diện là khá thấp, tuy vậy với quy mô lớn của hai nền kinh tế, chỉ cần 1 cú “hắt xì” cũng ảnh hưởng mạnh đến các quốc gia xung quanh. Việc áp đặt hàng rào thế quan lên các mặt hàng của nhau sẽ dẫn đến dòng chảy thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chuyển hướng đến các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam giữa cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

1. Mỹ - thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất thế giới với hơn 38 tỷ USD năm 2017. Mỹ luôn là thị trường hấp dẫn nhất đối với các doanh nghiệp Việt và cơ cấu sản phẩm vẫn tập trung ở các mặt hàng nông nghiệp giống như Trung Quốc. Nếu chiến tranh thương mại xảy ra, nhiều khả năng nhu cầu các mặt hàng nông nghiệp ở Mỹ sẽ tăng cao và là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp Việt nhanh chân nhảy vào chiếm lĩnh thị phần.

Tuy vậy cần lưu ý các quy định và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tại thị trường Mỹ là khá cao và là thách thức không nhỏ để các doanh nghiệp Việt có thể dễ dàng thâm nhập sâu vào thị trường này.

Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam của Mỹ

Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ

2. Trung Quốc – rủi ro tiềm ẩn cao

Theo số liệu Tổng cục Hải quan Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong năm 2017 với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt gần 93,7 tỷ USD, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với một số quốc gia và khu vực

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với một số quốc gia và khu vực

 

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Tính đến tháng 11/2017, giá trị xuất khẩu các sản phẩm Điện thoại – linh kiện và Máy tính, sản phẩm điện tử từ Việt Nam sangTrung Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất, lần lượt là 5.47 và 6.18 tỷ USD.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc (tính đến 11/2017)

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Ở chiều ngược lại, 2 nhóm mặt hàng này cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam với giá trị là 7.63 và 6.41 tỷ USD. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu các Máy móc, thiết bị dụng cụ được nhập từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng rất lớn khi đạt 9.95 tỷ USD.

Giá trị kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam (tính đến 11/2017)

 

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Nếu cuộc chiến tranh thương mại xảy ra hoặc việc áp đặt các hàng rào thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục duy trì trong thời gian tới thì nhiều khả năng Việt Nam sẽ gặp nhiều rủi ro đến từ Trung Quốc hơn so với Mỹ.

Thứ nhất: Do vị trí địa lý nên lượng hàng dư thừa Trung Quốc sẽ dễ dàng chuyển hướng sang các khu vực lân cận khác, trong đó có Việt Nam. Lợi thế cạnh tranh về giá khiến các sản phẩm từ Trung Quốc gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều năm qua. Việc lượng hàng Trung Quốc bị áp thuế từ Mỹ chuyển hướng sang Việt Nam sẽ tiếp tục gây sức ép cực lớn đến thị trường hàng hoá trong nước.

Thứ hai: Cuộc chiến thương mại do Mỹ phát động với mục tiêu đánh vào ngành sản xuất công nghiệp của Trung Quốc. Hiện tại, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc lại chủ yếu đến từ các sản phẩm công nghiệp. Như vậy, nếu cuộc chiến thương mại xảy ra, khả năng Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc chuyển hướng các sản phẩm công nghiệp từ Trung Quốc đổ sang.

Do đó, mặc dù Việt Nam có những cơ hội nhất định khi tranh thủ “chen chân” giành thị phần trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy vậy việc một cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia hàng đầu thế giới sẽ mang lại nhiều tác động tiêu cực nhiều hơn không chỉ cho Việt Nam mà còn cả nền kinh tế toàn cầu. Đối với Việt Nam, thì việc nâng cao và cải thiện chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động và tăng cường lợi thế cạnh tranh là những biện pháp tối ưu có thể thực hiện để trụ vững trước những rủi ro biến động của kinh tế thế giới.

Nguyễn Việt Nam

Fili

Các tin tức khác

>   Từ đường dây đánh bạc nghìn tỷ, lo tội phạm mạng (05/04/2018)

>   Trước khi bị khởi tố, 'Út trọc' là Phó tổng giám đốc đối ngoại TCT Thái Sơn (05/04/2018)

>   Chi phí “ngáng trở” logistics (05/04/2018)

>   EVN, TKV góp ý đề xuất dẫn vốn Trung Quốc đầu tư nhiệt điện của Geleximco (04/04/2018)

>   Khắc phục tình trạng các lô hàng thủy sản bị nước ngoài trả về (04/04/2018)

>   Phương thức kiểm soát quyền lực mới tại các đặc khu có cần thiết? (04/04/2018)

>   Tập trung hoàn tất kết luận 13 cuộc thanh tra "dư luận rất quan tâm" (04/04/2018)

>   'VICEM không nên tăng sản lượng xi măng bằng mọi giá' (04/04/2018)

>   Ì ạch như metro (04/04/2018)

>   Moody’s: Hồ sơ tín nhiệm phản ánh xu hướng tăng trưởng mạnh của nền kinh tế Việt Nam (03/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật