Moody’s: Hồ sơ tín nhiệm phản ánh xu hướng tăng trưởng mạnh của nền kinh tế Việt Nam
Mới đây, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service cho biết rằng hồ sơ tín nhiệm của Việt Nam phản ánh xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế.
Xu hướng này được thúc đẩy bởi tính cạnh tranh ngày càng gia tăng và sự dịch chuyển nhanh chóng của nền kinh tế ra khỏi những lĩnh vực truyền thống như nông nghiệp, đồng thời chuyển sang những ngành như sản xuất công nghiệp, và nâng cao giá trị gia tăng trong những lĩnh vực này.
Moody’s kỳ vọng rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào Việt Nam sẽ tiếp tục góp phần đa dạng hóa nền kinh tế Việt Nam và củng cố tăng trưởng so với các quốc gia có đánh giá tương tự, qua đó giúp vấn đề nợ công trở nên ổn định hơn.
Kết luận của Moody’s được bao gồm trong báo cáo phân tích tín dụng vừa mới phát hành. Cụ thể, cơ quan này đánh giá sức mạnh kinh tế của Việt Nam ở mức “cao (-)”, sức mạnh thể chế ở mức “thấp (+)”, sức mạnh tài khóa ở mức “vừa phải (-)” và khả năng hứng chịu rủi ro sự kiện ở mức “cao (-)”.
Phân tích này là một báo cáo cập nhật thông tin về kinh tế Việt Nam cho các nhà đầu tư, và không phải là một động thái đánh giá tín nhiệm của Moody’s.
Moody’s lý giải rằng tổng sản phẩm quốc nội thực (real GDP) của Việt Nam tăng 6.8% trong năm 2017, vượt hơn mức tăng 6.2% trong năm 2016. Tổ chức này kỳ vọng tăng trưởng GDP thực của Việt Nam sẽ duy trì ở mức cao, trung bình là 6.7% trong năm 2018, gần gấp đôi so với mức tăng trưởng bình quân 3.6% của các quốc gia được Moody’s đánh giá tín nhiệm ở mức B. Động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng trong nước và tăng trưởng đầu tư mạnh nhờ khoản chi tiêu dành cho phát triển cở sở hạ tầng của Chính phủ.
Tăng trưởng tín dụng mạnh cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước của Việt Nam và tiếp tục đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng GDP. Moody’s chỉ ra rằng, mặc dù tăng trưởng tín dụng nhanh chóng sẽ tạo ra rủi ro đối với hệ thống ngân hàng, nhưng cũng thể hiện phần nào về độ sâu của hệ thống tài chính.
Mức nợ công cao và thâm hụt ngân sách ngày càng tăng của Việt Nam là một rào cản tín nhiệm. Tuy nhiên, sự hạn chế vay nợ bằng ngoại tệ cho thấy sự phát triển của thị trường tài chính trong nước, một điều sẽ giúp giảm bớt những rủi ro về tái cấp vốn.
Làn sóng tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vẫn còn là một ưu tiên chính sách quan trọng và đang dần tăng tốc với các đợt bán cổ phần thành công ở các DNNN lớn.
Vũ Hạo (Theo Moody's)
FiLi
|