Thứ Ba, 03/04/2018 07:51

Căng thẳng thương mại với Trung Quốc và Mỹ đẩy Hàn Quốc lại gần với Việt Nam

Đối mặt với căng thẳng thương mại kéo dài với Trung Quốc và Mỹ, Hàn Quốc đang đẩy mạnh mối quan hệ với Việt Nam – là quốc gia chuẩn bị vượt qua cả Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Hàn Quốc.

Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in 

Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in, đang tìm cách mở rộng mối quan hệ với các quốc gia ở Đông Nam Á để các ông lớn như Samsung Electronics đa dạng cơ sở sản xuất và thị trường xuất khẩu. Seoul nhận thấy Mỹ (dưới thời Tổng thống Donald Trump) là đối tác thương mại ngày càng đòi hỏi nhiều hơn và không còn đáng tin cậy, trong khi cẳng thẳng với Trung Quốc về hệ thống phòng thủ tên lửa Thaad của Mỹ đã kéo dài trong hơn 1 năm.

Từ lâu, các công ty Hàn Quốc đã xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Việc căng thẳng với Trung Quốc về hệ thống phòng thủ tên lửa Thaad đã giúp Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và thị trường xuất khẩu hấp dẫn hơn, Kim Ill-san, Giám đốc chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA), cho hay.

Kết quả là kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam tăng gần 50% chỉ trong năm 2017, và tăng hơn gấp đôi trong vòng 3 năm vừa qua. Việt Nam được kỳ vọng trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Hàn Quốc vào năm 2020, dựa trên thông tin từ (KITA).

Ông Kim cho biết: “Hàn Quốc phần lớn bán các sản phẩm trung gian và sản phẩm vốn cho Việt Nam. Khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng thì sẽ có cơ hội lớn hơn để bán các sản phẩm tiêu dùng”.

Các công ty như Samsung và Lotte Group đang dẫn đầu về đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam – Đất nước từng một thời tập trung vào các lĩnh vực thâm dụng lao động như dệt may và dần chuyển sang sản xuất thiết bị điện tử, dịch vụ và bán lẻ.

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam, với tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chạm mức kỷ lục 7.4 tỷ USD trong 11 tháng đầu của năm 2017, dựa trên số liệu từ Cơ quan Thúc đẩy Thương mại – Đầu tư Hàn Quốc (KTIPA). Và Hàn Quốc còn vượt cả Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam. Khoảng 1/3 hàng hóa vận chuyển từ Hàn Quốc tới Việt Nam là thiết bị bán dẫn và màn hình hiển thị sử dụng cho các dòng sản phẩm điện tử, KTIPA cho biết.

Với nền kinh tế tăng trưởng nhanh và dân số trẻ, Việt Nam cũng là điểm đến hấp dẫn của các nhà bán lẻ. Quý 1/2018, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7.4% so với cùng kỳ năm trước, và 1/3 dân số trong độ tuổi 15-34.

Về lĩnh vực bán lẻ, Lotte Group đang tìm cách bán các chuỗi cửa hàng siêu thị ở Trung Quốc và dự tính tăng số lượng cửa hàng bán lẻ ở Việt Nam thêm hơn 6 lần đến năm 2020 – từ 13 cửa hàng lên 87 cửa hàng. E-mart Inc., công ty điều hành chuỗi cửa hàng giảm giá lớn nhất ở Hàn Quốc, đang xây dựng cửa hàng thứ hai tại Việt Nam sau khi rút khỏi Trung Quốc vì doanh số kém.

Hấp thụ cú sốc

Samsung cho biết họ tuyển dụng 100,000 người cho nhà máy ở Hà Nội, trong khi số công ty chi nhánh và nhà cung cấp của Samsung được ước tính ở mức 300.

Phát biểu tại Hà Nội vào tháng 3/2018, ông Moon mô tả mối quan hệ với Việt Nam như là thương vụ hai bên cùng có lợi (win-win deal).

“Khoảng 5,500 công ty Hàn Quốc đang hoạt động kinh doanh ở Việt Nam”, ông Moon cho hay. “1 triệu người lao động Việt Nam có việc làm tốt, và các công ty Hàn Quốc đang tăng trưởng nhanh chóng nhờ những người lao động Việt Nam lành nghề và tận tụy”.

Mối quan hệ này dường như sẽ được củng cố thêm. Trong suốt chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc tới Việt Nam trong tháng 3/2018, hai quốc gia và các công ty của họ đã ký kết tổng cộng 18 biên bản ghi nhớ (MoU). Đây là phần của Chính sách Nam Mới (New Southern Policy), củng cố sự liên kết của các thành viên trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc về kinh tế và ngoại giao lên Trung Quốc và Mỹ.

Việc mở rộng thương mại và sản xuất tại Việt Nam phần nào đem lại một “tấm đệm an toàn” trước các động thái của Mỹ và Trung Quốc, nhất là nếu căng thẳng thương mại ngày càng nghiêm trọng. Nhiều sản phẩm mà các công ty Hàn Quốc sản xuất ở Việt Nam được xuất khẩu tới Mỹ và Trung Quốc.

“Việt Nam và ASEAN không thể thay thế cho Mỹ và Trung Quốc, nhưng là thị trường bổ sung mới để chuẩn bị trước các cú sốc từ hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới”, Kwak Sungil, Giám đốc tại Viện Chính sách Kinh tế Quốc tế Hàn Quốc (KIIEP), cho hay.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Mỹ khởi xướng điều tra với bao, túi đóng hàng nhập khẩu từ Việt Nam (03/04/2018)

>   3 nước Đông Nam Á điều tra vụ sáp nhập Grab-Uber (03/04/2018)

>   Nhiều tàu cá vỏ thép thu lãi cao trong chuyến biển tháng 3 (02/04/2018)

>   VTVCab: Nếu không vừa lòng, khách hàng có thể lựa chọn đối tác khác (02/04/2018)

>   Sau xăng, Bộ Tài chính đề nghị tăng kịch trần thuế với nhiên liệu khác (02/04/2018)

>   Chi gần 21.000 tỷ đầu tư hạ tầng cho các khu kinh tế, cụm công nghiệp (02/04/2018)

>   Bộ công an sẽ không còn cấp tổng cục (02/04/2018)

>   10 người gốc Việt bị bắt vì bảo kê, rửa tiền (02/04/2018)

>   Casino 'đội lốt' CLB bridge và poker (02/04/2018)

>   Vụ án ông Đinh la Thăng: Mất 800 tỉ, PVN được bồi thường 1.073 tỉ (02/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật