Thứ Ba, 10/04/2018 15:32

Sau vụ iFan, Bộ Công Thương cảnh báo cẩn thận với tiền ảo

Đại diện Bộ Công Thương cho rằng tiền ảo vẫn chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận nên người dùng cần rất thận trọng khi sử dụng, giao dịch, mua bán.

*Căng băng rôn tố cáo đường dây tiền ảo đa cấp lừa 15.000 tỉ đồng

Những ngày qua, dư luận xôn xao việc iFan bị tố lừa đảo hơn 15.000 tỷ đồng. Dự án iFan đã sử dụng một loại tiền ảo, biến tướng với việc bán hàng đa cấp để lừa đảo, qua đó có thể đã chiếm dụng số tiền lớn từ các nhà đầu tư.

Sáng 10/4, trao đổi với Zing.vn, bà Lại Việt Anh, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), cho rằng người dùng cần rất cẩn trọng với các giao dịch liên quan đến tiền ảo, đặc biệt là kiểu giao dịch dạng đầu tư giống như với iFan.

Theo bà Lại Việt Anh, tiền ảo chưa phải là một tài sản được pháp luật thừa nhận tại Việt Nam. Do đó, mọi giao dịch tiền ảo, kể cả giao dịch không phạm pháp cũng không được pháp luật bảo vệ.

Bà Việt Anh khuyến cáo người tiêu dùng không nên tham gia vào các giao dịch liên quan đến tiền ảo bởi nó tiềm ẩn rủi ro rất lớn.

Việc chọn tiền ảo kinh doanh theo mô hình "kim tự tháp" tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tham gia. Ảnh: Medium.

Khi phát sinh tranh chấp, những vấn đề liên quan đến tiền ảo sẽ rất khó khăn để phân tách trách nhiệm và bảo đảm quyền lợi của người sở hữu.

Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết hiện tại Bộ Tư pháp đang chủ trì đề án nghiên cứu về tiền ảo. Sau khi nghiên cứu mới đưa ra được định danh rõ ràng, qua đó mới có thể đề xuất về khung pháp lý cụ thể.

Nói về vụ iFan, bà Lại Việt Anh cho rằng mô hình bán hàng “kim tự tháp” là một hình thức có dấu hiệu lừa đảo và sai trái.

“Các đơn vị có dấu hiệu bán hàng đa cấp thì thường tìm đủ mọi loại sản phẩm để huy động vốn, lừa đảo. Trong khi đó tiền ảo lại là một đối tượng được nhiều người chú ý trong thời điểm hiện tại. Và thực tế iFan đã lợi dụng tiền ảo với mô hình bán hàng kim tự tháp”, bà Việt Anh nói.

Trước đó, dự án iFan bắt đầu kêu gọi vốn từ năm 2017, hoạt động theo hình thức huy động vốn bằng tiền ảo. iFan kêu gọi đầu tư vào các nền tảng quản lý nghệ sĩ, hứa hẹn mức lợi nhuận 48-59% mỗi tháng.

Bằng cách đưa ra mức lợi nhuận hấp dẫn, các nhân vật chủ chốt của iFan đã mời gọi hơn 32.000 nhà đầu tư tham gia dự án.

Sau khi huy động vốn thành công, iFan lập sàn giao dịch nội bộ, giở các trò thao túng giá, rồi tuyên bố dự án thất bại. Đến tháng 1/2018, tất cả nhóm Facebook, nhóm chat và trang cá nhân của các "lãnh đạo iFan" đều đột ngột biến mất.

Đến 8/4, hàng chục người tụ tập trước văn phòng của Modern Tech, pháp nhân của iFan tại Việt Nam, giăng biểu ngữ tố hệ thống này chiếm đoạt 15.000 tỷ đồng.

 Hiếu Công

ZING.VN

Các tin tức khác

>   Khách than Grab tăng giá sau khi Uber chia tay (10/04/2018)

>   Đường đây đánh bạc ngàn tỉ: Hàng triệu người chơi có bị khởi tố? (10/04/2018)

>   Khởi tố thêm 4 bị can liên quan đến vụ án đánh bạc ngàn tỷ (09/04/2018)

>   Yêu cầu chuẩn bị giải trình việc đội vốn hai đường sắt đô thị tại Tp.HCM (11/04/2018)

>   Tp.HCM dẫn đầu về thu hút vốn FDI (10/04/2018)

>   Xuất khẩu thủy sản quý I đạt 441.500 tấn (09/04/2018)

>   Khu kinh tế ven biển: Cán cân nghiêng về FDI (09/04/2018)

>   Út ‘trọc’ bị tố cáo như thế nào? (09/04/2018)

>   Đẳng cấp nền kinh tế nhìn từ các cường quốc công nghệ (09/04/2018)

>   Căng băng rôn tố cáo đường dây tiền ảo đa cấp lừa 15.000 tỉ đồng (08/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật