Thứ Năm, 12/04/2018 15:34

Nhịp đập Thị trường 12/04: Hồi với tin tốt lành

“Tổng thống Trump chưa có kế hoạch tấn công Syria”, đây là tin tốt lành giúp cổ phiếu và chỉ số sàn chứng Việt nam hồi phục vào nửa cuối phiếu chiều nay. VN-Index và HNX-Index đều đóng cửa trong sắc xanh, với mức tăng điểm tương ứng 0.51% và 1.41%. Chỉ có riêng UPCoM-Index vẫn đỏ (-0.31%).

VN-Index hồi phục không thể không nhắc tới công lao của một số Large Cap như MSN, GAS, MWG, PLXVRE. Một số mã khác dao động quanh tham chiếu, lúc xanh lúc đỏ như VCB, VIC, SAB… Tâm lý tiêu cực vẫn tồn tại ở BHN, VJC và nhất là ROS (-6.7%). ROS có lúc dư bán sàn, tuy nhiên về tổng thể thì thanh khoản vẫn rất tốt.

Chỉ số sàn HNX hồi phục mạnh hơn HOSE là nhờ một số mã lớn thuộc nhóm dầu khí và ngân hàng như PVS, PVI, ACB… Khối ngoại cũng hoạt động mạnh hơn trên sàn này hôm nay. Tuy nhiên sàn Upcom lại bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các mã như MSR, SDI, QNS, BSRFOX tăng giá gần 6%, ACV, MCH… tăng giá cũng chỉ bù đắp 1 phần cho chỉ số.

Cùng với sự hồi phục của chỉ số, các nhóm dầu khí, BĐS dân dụng, chứng khoán, thủy điện cũng đồng loạt xanh mướt. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn là nhóm gây thất vọng nhất suốt từ cuối phiên sáng đến hết phiên chiều, với 8/15 mã giảm giá, chỉ có 4 mã tăng giá lúc đóng cửa.

Hai cổ phiếu dầu khí PVD và PVS là tâm điểm của nhóm dầu khí chiều nay, với giá được đẩy lên trần (PVD) và gần trần (PVS). Giá dầu thế giới tăng mạnh có thể là tin tốt hỗ trợ 2 cổ phiếu này, nhưng thực ra giao dịch khối ngoại mới là yếu tố chính đẩy giá. Khối ngoại mua ròng hơn 1 triệu cp PVD, chiếm gần 45% tổng lượng mua. Đối với PVS, khối ngoại cũng mua ròng hơn 700,000 cp.

Nhìn chung cả ngày hôm nay, nhóm BĐS hồi phục mạnh cả về giá lẫn về lượng giao dịch. Nhiều mã như DIG, DXG, VCG vừa tăng giá vừa giao dịch hơn 1 triệu cp. VIC tuy bị khối ngoại xả hơn 1.4 triệu cp nhưng vẫn kịp hồi giá và đóng cửa tăng nhẹ 0.8%. Nổi bật nhất là HDG với mức tăng đến 6.1%.

SHS vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ, trong đó sẽ xin ý kiến phát hành tổng cộng gần 102 triệu cổ phiếu trong đó 70 triệu là phát hành cho cổ đông hiện hữu dưới dạng quyền mua. Như vậy SHS sẽ tăng gấp đôi số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Gần đây giá SHS diễn biến khá tiêu cực, trong tháng 4 giảm gần 10%, và hôm nay tạm coi là bắt đáy, với sự giúp sức từ khối ngoại (mua ròng 182,600 cp).

Ngân hàng Thế giới đưa ra dự báo tăng trưởng GDP 2018 của Việt Nam chỉ ở mức 6.5%, thấp hơn dự báo của ADB mấy ngày trước đó, thậm chí thấp hơn dự báo của các tổ chứ trong nước. Giải thích cho dự báo của mình, WB cho rằng nông nghiệp 2017 Việt Nam phục hồi mạnh do đó năm 2018 khó đạt mức tăng trưởng bứt phá từ nền cao đó.

Phiên sáng: Đánh cược với “cá hồi”

VN-Index trồi lên trên tham chiếu trong vài phút ngắn ngủi rồi lại ngụp xuống, chủ yếu do Large Cap. Nhóm Mid Cap đang phân hóa, còn Small Cap có vẻ vẫn đang duy trì vị thế hồi phục sớm trong sáng nay.

Thông tin từ thế giới bên ngoài vẫn là yếu tố chính tác động lên TTCK Việt nam, nhưng gần như trong nửa sau thời gian giao dịch phiên sáng nay thì không hề có gì mới. Có lẽ nhà đầu tư đang đánh cược sớm với diễn biến thế giới, theo hướng lạc quan, nhưng tâm lý này còn rất mong manh.

Có lẽ các động thái bắt đáy ở các Large Cap như MSN, MWG… hay niềm tin vào hai đại gia BĐS là VIC và VRE đã đỡ cho chỉ số VN-Index, tuy nhiên vẫn chưa đủ bù đắp cho ROS, nhóm ngân hàng và một vài Large Cap khác.

Diễn biến sàn HNX tích cực hơn nhiều so với HOSE. HNX-Index hồi nhịp cùng VN-Index, lên trên tham chiếu nhưng kể từ đó đến hết phiên sáng vẫn cao hơn tham chiếu. PVS, VCG, VGC, VCS… là những mã vốn hóa lớn đỡ cho chỉ số sàn này.

Các nhóm ngành có diễn biến tích cực được duy trì suốt từ khi Index hồi lên trên tham chiếu cho đến cuối phiên sáng nay bao gồm BĐS dân dụng, mía đường, điện… Ngược lại là ngân hàng, bảo hiểm, thủy sản, cao su… các nhóm đang có phân hóa là dầu khí, chứng khoán…

Dòng ngân hàng chưa quay lại đóng vai trò dẫn dắt. Dù hầu như ai cũng nghĩ tăng trưởng lợi nhuận quý 1 lẫn cả năm nay sẽ hết sức khả quan, nhưng giá cổ phiếu cũng đã chạy rất nhanh chỉ trong hơn 3 tháng tính từ đầu năm. Sáng nay chỉ có 4 trên 15 mã tăng giá là ACB, CTG, EIBKLB. CTG trước đó cũng từng giảm mạnh 650 đồng/cp, và chỉ hồi lại trong vòng 30 phút cuối phiên sáng nay.

VJC mất giá hơn 8% trong tháng 4, tính cả sáng nay. Gần đây, thông tin liên quan đến VJC là có rất nhiều chuyến bay bị chậm trễ, dù xét về tổng thể, doanh nghiệp đã tăng trưởng rất tích cực trong quý 1 năm nay về khối lượng vận chuyển. Tuy nhiên, có lẽ yếu tố chính khiến cổ phiếu này giảm giá là khối ngoại. trong suốt tháng 4 này, khối ngoại đều bán ròng hàng ngày. Sáng nay họ cũng bán ròng gần 150,000 cp.

HNX mới công bố danh sách 95 mã cổ phiếu thuộc nhóm cảnh báo nhà đầu tư của sàn UPCoM, bao gồm 12 đơn vị có vốn nhỏ hơn 10 tỷ đồng, 74 mã bị hạn chế giao dịch và 9 mã bị đình chỉ giao dịch. Đáng chú ý có những thương hiệu khá nổi như Giầy Thượng Đình, Tổng CTCP Sông Hồng, Lilama 3…

Dù tin tốt mới ra (công ty đặt mục tiêu lãi 2018 tối thiểu 800 tỷ đồng, cổ tức 30% trên mệnh giá…), nhưng sáng nay khối ngoại vẫn bán ròng hơn 1 tr.cp này. Giá cổ phiếu KBC sau khi lên hơn 15,000 đồng/cp trong tháng 4 thì lại giảm ngay về 13,750 đồng/cp sáng nay.

PVD và PVS có lẽ là 2 cái tên nổi bật nhất trong nhóm dầu khí sáng nay, tất nhiên là hưởng lợi từ diễn biến giá dầu thế giới, cộng thêm yếu tố khối ngoại mua ròng. Tuy nhiên, điều bất ngờ là PVT lại giảm đến gần 5%, kéo dài chuỗi giảm giá hơn 13% tính từ đầu tháng 4. Khối ngoại bán ròng hơn 200,000 cp PVT, chưa rõ có phải là lực lượng “đạp xuống” cổ phiếu này không.

Nhóm bảo hiểm sáng nay giao dịch tiêu cực, và thất vọng nhất là BIC, dù doanh nghiệp vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ. BVH giảm giá 3% nhưng có lẽ chủ yếu là do chốt lời.

10h30: Giá cổ phiếu lăn theo những dòng tweet

Cổ phiếu Việt Nam hồi phục trước những thông tin cũng đến từ Mỹ, nguy cơ “chiến tranh” tạm lắng xuống với những dòng tweet mới… Nhóm Large Cap đang kéo chỉ số quay trở lên cao hơn tham chiếu, trong đó tăng đáng kể nhất là MSN, VRE, MWG, VIC, PLX… Số lượng cổ phiếu tăng giá trên sàn HOSE đang nhỉnh hơn số giảm giá, riêng nhóm VN30 thì khá áp đảo (16 và 11). Chỉ số sàn HNX thậm chí còn tăng mạnh hơn chỉ số sàn HOSE. Tuy nhiên có vẻ còn hơi sớm để nói sự phục hồi này là bền vững.

Chỉ số UPCoM vẫn đỏ do chịu tác động từ nhiều mã lớn như BSR, QNS, MSR, VGT, SDI, LPB

Chỉ số xanh nhờ Large Cap, kéo theo đó là 1 số nhóm ngành tích cực như chứng khoán, mía đường, BĐS, xây dựng… Tuy nhiên ngân hàng vẫn thuộc nhóm tiêu cực với 9/15 mã đang giảm giá (chỉ 2 tăng giá là ACB và KLB). Tương tự là bảo hiểm, cao su, thủy sản… Dầu khí vẫn duy trì phân hóa từ đầu giờ sáng.

Giá cổ phiếu SAB vẫn bình yên dù doanh nghiệp bị điều chỉnh giảm lãi 200 tỷ sau kiểm toán, thực tế con số này chả là bao so với tổng mức lãi ròng đạt được cho cả năm 2017. Yếu tố tác động chính lên giá cổ phiếu vẫn là câu chuyện truy thu cổ tức về ngân sách.

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã nhập khẩu 102.7 triệu USD sữa và sản phẩm từ sữa trong tháng 3/2018, nâng kim ngạch nhập khẩu sữa trong quý 1/2018 lên 231 triệu USD, tăng 7.5% so với cùng kỳ năm 2017. Quý 1 Việt Nam nhập khẩu sữa chủ yếu từ New Zealand và các nước Đông Nam Á, chiếm 47.4% tổng kim ngạch, trong đó nhập từ New Zealand đạt 76.7 triệu USD, tăng 340.71% so với quý 1/2017, nếu tính riêng tháng 3/2018 kim ngạch nhập từ thị trường này đạt 35.3 triệu USD, tăng 89.7% so với tháng 2 và tăng 211.76% so với tháng 3/2017. Có lẽ việc tăng nhập này có liên quan đến VNM.

Mở cửa: Sàn chứng đỏ vì Mỹ chưa bắn tên lửa

Các sàn chứng Việt Nam vẫn "đỏ lòe" sau đợt ATO. Nỗi lo ngại về đợt không kích tên lửa của Mỹ lên Syria vẫn còn đó, dù đêm qua Mỹ chưa bắn quả nào như cảnh báo trước đó. Lượng lệnh bán vẫn nhiều hơn so với lệnh mua trên các mã lớn như VIC, VCB, CTG, MBB, STB… Trên sàn HOSE, số lượng cổ phiếu giảm giá đang gần gấp 2 lần số tăng giá.

Nhóm ngành được kỳ vọng nhất hiện nay là dầu khí, với giá dầu thế giới tăng mạnh. Tuy nhiên sáng nay vẫn có sự phân hóa khá lớn ở đây, các mã vốn hóa lớn thì tăng như GAS, PVD, PVS… nhưng nhiều mã nhỏ lại giảm.

BHN đứng giá dù có thông tin không được cấp margin. Cụ thể BCTC 2017 sau kiểm toán đã có những thay đổi lớn so với số liệu công bố trước kiểm toán, cũng như có ý kiến ngoại trừ, là yếu tố chính dẫn tới “lệnh ngưng” margin. Trong vòng gần 2 tháng đến nay, cổ phiếu này liên tục giảm đều.

ROS về 100,000 đồng/cp, mất giá hơn 50% kể từ đỉnh thiết lập hồi tháng 11 năm trước. Trong 1 tuần gần đây, hầu như ngày nào cổ phiếu này cũng có lúc nằm sàn, thi thoảng bỗng dựng trần như hôm 06/04. Nhìn chung thanh khoản vẫn ở mức rất cao, ngày nào cũng giao dịch vài trăm tỷ đồng.

Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu tổng giá trị kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý 1/2018 đạt 55.6 tỷ USD, tăng trưởng 24.8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 52.87 tỷ USD, như vậy giá trị xuất siêu đến gần 2.7 tỷ USD. Đây được xem là mức xuất siêu cao nhất trong nhiều năm qua và cũng vượt xa con số ước tính 1.3 tỷ USD trước đó.

Hoàng Nam

FiLi

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 12/04: Chờ đợi thị trường cân bằng trở lại (11/04/2018)

>   VN30 Futures 12/04: Thanh khoản tăng cao trước rủi ro điều chỉnh của VN30-Index (11/04/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 11/04: Large Cap kéo VN-Index giảm hơn 31 điểm (11/04/2018)

>   Vietstock Daily 11/04: Tiền vào tốt! (10/04/2018)

>   VN30 Futures 11/04: Giới đầu tư phản ứng thế nào khi VN30-Index giảm điểm? (10/04/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 10/04: Kết thúc giảm điểm (10/04/2018)

>   Vietstock Daily 10/04: Vượt đỉnh là cơ hội hay rủi ro? (09/04/2018)

>   VN30 Futures 10/04: Nhen nhóm tín hiệu mua trong ngắn hạn? (09/04/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 09/04: Tài chính – ngân hàng và bất động sản dẫn dắt thị trường (09/04/2018)

>   Vietstock Weekly 09-13/04/2018: Kỳ vọng vào Mid Cap và Small Cap? (08/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật