Nhật Bản vừa phát hiện ra mỏ đất hiếm khổng lồ có khả năng cung ứng trong vài trăm năm
Các chuyên gia nghiên cứu đã phát hiện ra một mỏ kim loại đất hiếm khổng lồ có khả năng cung ứng trong vài trăm năm tới ở dưới vùng biển của Nhật Bản, dựa trên một nghiên cứu công bố trong ngày thứ Ba (11/04).
Kim loại đất hiếm (rare-earth material) là loại kim loại có thể xứng đáng với biệt danh “quý hơn vàng”, bởi lẽ nhu cầu sử dụng loại kim loại này toàn thế giới là cực kì lớn.
Mỏ kim loại đất hiếm này nằm sâu 965 dặm vuông dưới đáy biển ở vùng biển Thái Bình Dương, gần với hòn đảo Minamitorishima thuộc Nhật Bản, dựa trên một bài nghiên cứu trong Báo cáo Khoa học của Nature Publishing Group.
Kim loại đất hiếm rất quan trọng trong quy trình chế tạo các sản phẩm công nghệ cao như phương tiện chạy bằng điện, điện thoại đi động và pin. Trước đây, cả thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc vì nước này chiếm tới 90% lượng kim loại đất hiếm trên toàn cầu.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, mỏ mới phát hiện chứa hơn 16 triệu tấn oxide đất hiếm, tương đương với nguồn cung ứng chất Yttri trong 780 năm, lượng Europi cung ứng trong 620 năm, nguồn Terbi cung ứng trong 420 năm và nguồn Dysprosi đủ cung ứng trong 730 năm.
Nhật Bản đã bắt đầu tìm kiếm nguồn kim loại đất hiếm sau khi Trung Quốc cắt nguồn cung ứng
Việc phát hiện ra mỏ đất hiếm khổng lồ trên có thể giúp Nhật Bản vượt mặt Trung Quốc để trở thành nhà sản xuất kim loại đất hiếm lớn nhất trên thế giới, tờ The Wall Street Journal ghi nhận trong ngày thứ Tư (11/04).
Nhật Bản đã bắt đầu tìm kiếm nguồn kim loại đất hiếm cho chính mình sau khi Trung Quốc ngừng cung ứng nguồn kim loại này trong năm 2010 do xuất hiện xung đột, tờ Reuters ghi nhận trong năm 2014. Là một quốc gia sản xuất thiết bị điện tử lớn, Nhật Bản rất cần các kim loại đất hiếm để sản xuất các linh kiện điện tử.
Vũ Hạo (Theo CNBC)
FiLi
|