Thứ Tư, 11/04/2018 10:54

ADB: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động tiêu cực tới tăng trưởng của châu Á

Tăng trưởng của các quốc gia châu Á đang phát triển có thể bị tác động nặng nề trong năm nay nếu căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang. Đây là nhận định của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong báo cáo công bố vào ngày thứ Tư (11/04).

Trong báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á, ADB dự báo các quốc gia châu Á đang phát triển (developing asia) sẽ tăng trưởng 6% trong năm 2018, thấp hơn mức 6.1% trong năm 2017. Năm 2019, ADB dự báo khu vực này sẽ tăng trưởng ở mức 5.9%. Các quốc gia châu Á đang phát triển chiếm tới 45 quốc gia trong số 67 nền kinh tế thành viên của ADB, vốn bao gồm cả các quốc gia ở châu Âu và Bắc Mỹ.

ADB cho biết khu vực này sẽ chịu cú sốc nặng nhất từ các chính sách bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump và tình trạng xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới có thể tác động tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng của châu Á.

“Nếu có thêm các động thái hay biện pháp trả đũa thì điều này có thể phá hoại tâm lý lạc quan của doanh nghiệp và người tiêu dùng – một yếu tố đang góp phần củng cố triển vọng của khu vực này”, ADB cho hay.

Tháng trước, chính quyền Donald Trump đã áp thuế nhập khẩu 25% lên thép và 10% lên nhôm nhằm thu hẹp khoản thâm hụt thương mại 375 tỷ USD với Trung Quốc. Chính động thái này đã kích hoạt thủ tục tranh chấp với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tỏ ra hoài nghi về các động thái bảo hộ của Donald Trump.

Vào ngày 03/04, Mỹ lại áp thuế lên 1,333 sản phẩm của Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD. Sau đó, Trung Quốc cũng đáp trả lại bằng việc áp thuế nhập khẩu lên 100 hàng hóa Mỹ và cũng trị giá 50 tỷ USD. Tuần trước, ông Trump còn chỉ đạo Đại diện Thương mại Mỹ cân nhắc áp thuế bổ sung 100 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc nhằm trừng phạt hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ.

Bất chấp khả năng xảy ra cuộc chiến thương mại, ADB cho biết sự hồi phục của hoạt động thương mại trong năm 2017 đã tạo ra một “tấm đệm an toàn” cho nhiều nền kinh tế châu Á, nhất là các nhà xuất khẩu hàng háo. “Do đó, châu Á có thể đang trong vị thế vững chắc để chịu được các cú sốc mạnh nhất từ phía Mỹ”, ADB nói rõ.

Trung Quốc – nền kinh tế lớn nhất trong khu vực, chiếm gần 2/3 tổng sản lượng – sẽ chứng kiến tăng trưởng chậm lại ở mức 6.6% trong năm 2018 và 6.4% trong năm 2019, sau đà tăng trưởng 6.9% trong năm 2017. Điều này là do chính sách nước này chuyển hướng sang ổn định tài chính và tăng trưởng bền vững thay vì kích thích đầu tư. Sự giảm tốc của Trung Quốc cũng sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á xuống 6% trong năm nay và 5.8% trong năm 2019, sau đà tăng trưởng 6.3% trong năm 2017.

Trong khi đó, Ấn Độ được cho là sẽ tăng trưởng mạnh trở lại trong 2 năm tới khi các doanh nghiệp điều chỉnh cho phù hợp theo cơ chế thuế mới của nền kinh tế. Quốc gia đang phát triển lớn thứ 2 trong khu vực được dự báo tăng trưởng 7.3% trong năm 2018 và 7.6% trong năm 2019. Nền kinh tế Ấn Độ đã giảm tốc kể từ năm 2016 do những tác động kéo dài của chính sách loại bỏ 2 đồng tiền có mệnh giá cao nhất ra khỏi lưu thông hồi tháng 11/2017.

Nam Á được dự báo tăng trưởng 7% trong năm 2018 và 7.2% trong năm 2019 sau 2 năm giảm tốc.

Tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á sẽ giữ nguyên ở mức 5.2% trong năm 2018 khi tăng trưởng xuất khẩu chậm lại và nhu cầu nội địa tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng. 8/10 nền kinh tế ở khu vực này được kỳ vọng tăng trưởng bằng hoặc vượt mức tăng trưởng năm ngoái, ngoại trừ Singapore và Malaysia.

Tăng trưởng của Trung Á cũng được dự báo lên mức 4.3% trong năm 2018, sau đà tăng trưởng 4% trong năm ngoái. Theo ADB, khu vực Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng ổn định ở mức 2.2% trong năm 2018 và 3% trong năm 2019.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asian Review)

FiLi

Các tin tức khác

>   Khoản đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ giảm 36% trong năm 2017 (11/04/2018)

>   Donald Trump khen ngợi bài phát biểu của ông Tập Cận Bình (11/04/2018)

>   Bloomberg: Ả-rập Xê-út đang nhắm tới mức giá dầu 80 USD/thùng? (11/04/2018)

>   Vàng thế giới tăng liền 3 phiên lên đỉnh 1 tuần (11/04/2018)

>   Vọt hơn 3%, dầu Brent vượt mốc 71 USD lên đỉnh hơn 3 năm khi căng thẳng tại Syria leo thang (11/04/2018)

>   Uber rời khỏi thị trường Indonesia, Grab và Go-Jek tranh nhau thu hút tài xế (10/04/2018)

>   Nợ toàn cầu lên mức cao chưa từng thấy trong quý 4/2017 (10/04/2018)

>   Ông Tập Cận Bình cam kết giảm thuế nhập khẩu xe hơi (10/04/2018)

>   Vàng thế giới tăng liền 2 phiên (10/04/2018)

>   Dầu vọt hơn 2% khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dịu bớt (10/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật