Thứ Ba, 24/04/2018 22:20

Khuyến khích làm đường sắt Hà Nội - sân bay Nội Bài bằng BOT

Tại buổi làm việc với lãnh đạo TP. Hà Nội ngày 24/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đề nghị Hà Nội đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng, trong đó tuyến đường sắt Hà Nội - sân bay Nội Bài có thể huy động nguồn lực từ BOT.

Phó Thủ tướng yêu cầu: Với tình hình và xu hướng phương tiện cá nhân ngày càng gia tăng, nhằm giảm ùn tắc giao thông, yêu cầu phải hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng, trong đó có hệ thống đường sắt đô thị.

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị huy động vốn xã hội hóa xây dựng hạ tầng, đường sắt đô thị qua hình thức đầu tư BOT.

Lãnh đạo Chính phủ cho biết, đầu tư các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội cần nguồn kinh phí lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, do đó, việc huy động các nguồn vốn xã hội cho đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông nói chung, hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội nói riêng là cần thiết.

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội sớm nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đầu tư đồng bộ với hệ thống hạ tầng đường sắt đô thị. Trước mắt, lựa chọn các dự án ưu tiên để đầu tư; chú ý huy động các nguồn lực (kể cả bằng hình thức hợp đồng BOT – xây dựng, kinh doanh và chuyển giao) để xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - sân bay Nội Bài, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Phó Thủ tướng giao các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định, phối hợp với UBND thành phố Hà Nội thực hiện các quy trình, thủ tục đối với các dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội theo đúng quy định của pháp luật.

Lão đạo Chính phủ yêu cầu các bên sớm trình Quốc hội để thông qua chủ trương đầu tư các dự án đường sắt đô thị tại kỳ họp cuối năm nay.

Phó Thủ tướng cho biết: Hiện nay, các hạng mục công việc của dự án cần được tiếp tục thực hiện (như thiết kế kỹ thuật) để khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, dự án có thể được triển khai thực hiện nhanh hơn, bởi vì đã chủ động được về vốn ngân sách, vốn của nhà đầu tư theo hình thức BT và chủ động về quỹ đất.

Mới đây, một số tập đoàn kinh tế tư nhân trong nước đã đề xuất với Hà Nội để thực hiện các tuyến đường sắt đô thị theo hình thức BT (Xây dựng - chuyển giao), trong đó có việc đổi quỹ đất của thành phố lấy hạ tầng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có quyết định chính thức nào được được đưa ra và chấp nhận. Bản thân lãnh đạo TP. Hà Nội mới đây cũng mong muốn doanh nghiệp tự bỏ tiền đầu tư cơ sở hạ tầng ở Hà Nội theo hình thức BT, BOT thay vì chọn lựa vốn vay lại của Chính phủ, vốn ODA của địa phương.

Nguyễn Tuyền

DÂN TRÍ

Các tin tức khác

>   Bộ Kế hoạch - Đầu tư thu hồi văn bản về tuyến metro số 5 (24/04/2018)

>   'Khai khống' 58 tấn thép nhằm gian lận thuế VAT (24/04/2018)

>   Ông Đinh La Thăng bị đề nghị kỷ luật ở mức cao nhất (24/04/2018)

>   Vinalines mua tàu 661 tỉ, sau 10 năm xin bán 89,6 tỉ cắt lỗ (24/04/2018)

>   Quý 1/2018, sản lượng hành khách qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đạt gần 10 triệu người (24/04/2018)

>   UBND H.Nhà Bè lên tiếng vụ bán đất cho Công ty Quốc Cường Gia Lai (24/04/2018)

>   Con trai cựu chủ tịch Đà Nẵng du học bằng ngân sách sai quy định (24/04/2018)

>   Đề xuất mô hình bí thư kiêm chủ tịch đặc khu kinh tế (23/04/2018)

>   Financial Times: Người tiêu dùng tiếp sức cho nền kinh tế Việt Nam (23/04/2018)

>   Thủ tướng yêu cầu giảm chi phí 'gầm bàn' để xuất khẩu ổn định (23/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật