Thứ Hai, 23/04/2018 17:54

Financial Times: Người tiêu dùng tiếp sức cho nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam chuẩn bị chứng kiến thêm một năm tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á trong năm 2018, với việc người tiêu dùng tăng cường chi tiêu khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh thúc đẩy thu nhập của hộ gia đình.

Kết quả thăm dò hàng quý mới nhất từ FT Confidential Research (FTCR) cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đang ở mức đỉnh 3 năm, nhưng thành công của nền kinh tế còn phụ thuộc vào quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) của Chính phủ.

Trong một cuộc khảo sát 5,000 người tiêu dùng ở Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam, FTCR phát hiện ra lớp trẻ Việt Nam thuộc nhóm người lạc quan nhất về triển vọng kinh tế của nước mình, qua đó thúc đẩy chỉ số FTCR Vietnam Economic Sentiment Index lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2015.

Người Việt Nam liên tục tỏ ra lạc quan về triển vọng kinh tế kể từ khi FTCR bắt đầu khảo sát trong năm 2013. Tâm lý lạc quan của người lạc quan hoàn toàn đối ngược với bức tranh u ám từ người tiêu dùng Malaysia và cả Thái Lan.

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6.8% trong năm 2017, vượt qua mức tăng trưởng của Philippines một chút, và Chính phủ Việt Nam đang kỳ vọng một mức tăng trưởng nhanh hơn nữa trong năm nay. Nền kinh tế Việt Nam được hỗ trợ từ tháp dân số, trong đó tỷ lệ phụ thuộc (dependency ratio) của Việt Nam – tỷ lệ giữa dân số thuộc độ tuổi lao động và lớp trẻ và người già – đang ở mức đáy 42.9%.

Điều này giúp người dân Việt Nam có thu nhập nhiều hơn để mua sắm. Chi tiêu cho hàng hóa không thiết yếu ở Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất trong 5 quốc gia ASEAN được khảo sát, dựa vào kết quả khảo sát quý 1/2018 của FTCR. Trong đó, tại thời điểm cuối năm 2017, có 49% người tham gia khảo sát cho rằng họ dự định gia tăng chi tiêu trong năm nay, cao hơn bất kỳ quốc gia nào được khảo sát. Các thương hiệu nước ngoài đang tận dụng điều này. Trong nửa sau của năm 2017, H&M, Costa Coffee và Dolce & Gabbana đã mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam.

Trong lúc doanh số bán lẻ Việt Nam tăng gần 11% trong năm 2017 lên 129 tỷ USD, thì doanh số mua sắm trực tuyến nhảy vọt 25% – mức tăng trưởng mà Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) kỳ vọng sẽ được duy trì cho tới năm 2020. Các công ty trong khu vực như Lazada có thể chiếm ưu thế về doanh số bán hàng trực tuyến ở Việt Nam, nhưng các công ty nội địa khác như Thegioididong và Sendo ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.

Doanh số bán xe hơi được kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại nhờ việc loại bỏ thuế nhập khẩu xe hơi từ các quốc gia ASEAN. Doanh số xe hơi đã tăng 241% trong giai đoạn 2012-2017.

Việt Nam đang đi theo con đường của nhiều quốc gia láng giềng khác. Một lực lượng lao động lớn, trẻ và rẻ đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài và biến chuyển Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất ở khu vực này, cạnh tranh với Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam, đầu tư 17 tỷ USD kể từ năm 2009. Năm 2017, gần 50% những chiếc điện thoại đi động đắt tiền của Samsung đã được người lao động Việt Nam sản xuất trước khi chuyển tới các nước khác.

41.8% lực lượng lao động làm nông nghiệp trong năm 2017, giảm từ 55.1% trong năm 2005 và 71.7% trong năm 1992, dựa trên số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB).

Ngày càng nhiều người Việt Nam dự định rời khỏi vùng nông thôn để tới làm việc cho các nhà máy, qua đó thúc đẩy thu nhập lên mức cao hơn. Quá trình công nghiệp hóa đang làm thay đổi hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, dẫn tới sự tập trung cao độ vào các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao và ngành dịch vụ, đồng thời dần rời xa các ngành có giá trị gia tăng thấp như dệt may.

Cải cách là chìa khóa để Việt Nam duy trì mức tăng trưởng hiện nay. Các động thái xử lý những doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) không hiệu quả được tăng cường thông qua quá trình tư nhân hóa của Chính phủ.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asian Review)

FiLi

Các tin tức khác

>   Thủ tướng yêu cầu giảm chi phí 'gầm bàn' để xuất khẩu ổn định (23/04/2018)

>   Nhiều doanh nghiệp nhỏ bỏ mặc công ty đi mua đất (23/04/2018)

>   “Yếu tố trục lợi trong giao dịch giữa Quốc Cường Gia Lai và Công ty Tân Thuận khá rõ ràng” (23/04/2018)

>   Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam có thể đạt 9 tỷ USD (23/04/2018)

>   "Thủ phủ" heo tung cờ trắng! (23/04/2018)

>   Việt Nam chi hơn 23 triệu USD nhập khẩu ôtô trong 1 tuần (22/04/2018)

>   Kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai để "giành đất" ở Phú Quốc  (22/04/2018)

>   Bỏ điều kiện kinh doanh "hành" doanh nghiệp (22/04/2018)

>   Coi sự hài lòng của doanh nghiệp là chìa khóa (22/04/2018)

>   Giám đốc công an Đà Nẵng nói gì về thông tin 'biệt phủ'? (20/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật