Đài Loan đang tụt lại phía sau các “con hổ” châu Á khác
Trong số những “con hổ” kinh tế của châu Á, Đài Loan đang dần bị tụt lại phía sau so với những “con hổ” kinh tế khác.
Đài Loan hiện đang ngày càng xa cách với 3 “con hổ” là Singapore, Hồng Kông và Hàn Quốc – những nền kinh tế đã trải qua quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng từ thập niên 60, dựa trên số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Chênh lệch rõ ràng nhất là khi so sánh Đài Loan và Hàn Quốc – một cường quốc sản xuất linh kiện điện tử - tiêu dùng và sản xuất công nghiệp có cấu trúc khá tương tự nhau. 5 nhà cung cấp linh kiện lớn nhất của Apple đến từ Đài Loan hoặc Hàn Quốc.
Tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người (GDP/capital) Đài Loan được dự báo ở mức 25,977 USD, thấp hơn khoảng 26% so với mức dự báo của Hàn Quốc là 32,775 USD. Vào năm 2023, khi GDP trên đầu người của Hàn Quốc vượt ngưỡng 40,000 USD, thì khoảng cách giữa hai nước sẽ lên tới 47%, dựa trên những dự báo của IMF.
Sự gia tăng xuất khẩu của Đài Loan kể từ năm 2015 đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, một phần của kết quả của việc hòa nhập sâu vào chuỗi cung ứng linh kiện điện tử - tiêu dùng trên toàn cầu.
Đài Loan được dự báo sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 3.2% trong 3 tháng đầu năm 2018 vào ngày thứ Sáu, dựa theo các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Bloomberg, thấp hơn mức tăng trưởng của quý trước là 3.28%. Trong cả năm 2018, các chuyên gia kinh tế dự đoán tăng trưởng kinh tế của Đài Loan sẽ giảm từ 2.9% (năm 2017) còn 2.7%, và còn có thể giảm nữa trong những năm tới.
Vậy điều gì lý giải cho những bất ổn của Đài Loan trong dài hạn? Một điểm yếu của Đài Loan là họ không phát triển được các thương hiệu toàn cầu. Trong khi đó, Hàn Quốc đã xây dựng được các ông lớn có tên tuổi trên toàn cầu như Samsung Electronics, Hyundai Motors và LG Electronics Inc.
Các công ty nổi tiếng nhất của Đài Loan – dẫn đầu là Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. và Hon Hai Precision Industry Co. – gắn kết quá nhiều với việc cung ứng sản phẩm cho các công ty khác như Apple.
“Chính khả năng đổi mới và thúc đẩy giá trị giá tăng của lĩnh vực sản xuất đã giải thích cho sự chênh lệch giữa Đài Loan và Hàn Quốc”, Chuyên gia kinh tế thuộc DBS Group Holdings, Ma Tieying, cho biết qua điện thoại. “Điều này lý giải tại sao năng suất lao động ở Hàn Quốc lại cao hơn Đài Loan”.
Vũ Hạo (Theo Bloomberg)
FiLi
|