Thứ Bảy, 03/03/2018 18:10

Xây dựng một nền kinh tế số chung giữa các nước ASEAN

Các nước Đông Nam Á sẽ cùng bắt tay xây dựng một nền kinh tế số (digital economy), bao gồm tạo ra một tiêu chuẩn khung mới cho các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, theo như sự đồng thuận của bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN tại cuộc họp ngày 2-3 tại Singapore. Bước đi này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong khu vực nắm bắt cơ hội phát triển tốt hơn.

Công ty Grab đang phát triển mạnh trong khối ASEAN.

Cuộc họp các bộ trưởng tổ chức trong hai ngày tại Singapore, nước giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2018, nơi họ thảo luận các lĩnh vực ưu tiên trong năm 2018. Trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Công thương Singapore, Lim Hng Kiang nói rằng các nước ASEAN cần hướng đến việc có một thỏa ước trong lĩnh vực thương mại điện tử, đơn giản hóa các giao dịch và thanh toán, để tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bán sản phẩm của họ dễ dàng trong khu vực.

“Chúng tôi thấy rằng thương mại điện tử đang diễn ra ở từng nước ASEAN theo các cấp độ khác nhau. Giữa các nước có những khác biệt về thanh toán điện tử, bảo vệ người tiêu dùng, đó chướng ngại, thách thức cho các doanh nghiệp. Do đó, điều cần thiết nhất lúc này là giảm thiểu những khác biệt đó”, ông Lim nhận xét.

Các bộ trưởng sẽ tiếp tục làm việc để tìm kiếm các giải pháp tổng thể nhằm số hóa nền kinh tế trong khu vực. “Trong hai ngày họp qua, có một mối quan tâm rất lớn trong việc phát triển tiềm năng kinh tế số ở khu vực ASEAN”, ông Lim cho biết.

Singapore là nước đang theo đuổi kinh tế số rất quyết liệt, không ngạc nhiên khi họ đưa vấn đề này lên hàng chính yếu nhất trong năm họ làm chủ tịch ASEAN, theo Nikkei Asian Review.

Tuy nhiên, ASEAN đối mặt với nhiều thách thức trong việc phát triển kinh tế số. Tháng 12-2017, báo cáo của Google và Temasek Holdings chỉ ra việc thiếu các kỹ sư lành nghề là trở ngại lớn nhất trong khu vực. Việc thiếu nhân lực này khiến các công ty như Grab hay Go-Jek phải đặt các trung tâm xử lý công nghệ bên ngoài khu vực, ở Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ.

Ngoài ra, còn có những khoảng cách về phát triển hạ tầng trong các nước ASEAN. Theo bản báo cáo về thương mại điện tử 2017 của Diễn đàn thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) đo độ tin cậy và ổn định của Internet, Singapore xếp hạng 18 thế giới, Malaysia xếp hạng 38, trong khi Campuchia và Myanmar xếp hạng 115 và 123, trong tổng số 144 nước được UNCTAD khảo sát.

Các nước nhiều đảo như Philippines và Indonesia sẽ gặp nhiều vấn đề về logictics. Thêm nữa, đa số dân ở các nước ít phát triển chưa có tài khoản ngân hàng, điều kiện cần để tham gia thương mại điện tử.

Khảo sát của Google và Temasek đưa ra dự báo nền kinh tế dựa trên Internet trong các nước ASEAN sẽ tăng quy mô từ 50 tỉ đô la Mỹ năm 2017 lên 200 tỉ đô la năm 2025, với lĩnh vực thương mại điện tử tăng quy mô từ 10 tỉ đô la năm 2017 lên 88 tỉ đô la năm 2025.

Thái Hà

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Nielsen: Thị trường tiêu dùng nhanh tăng trưởng 5,4% (03/03/2018)

>   Các tỷ phú giàu nhất Trung Quốc và những khoản đầu tư khủng ở Việt Nam (02/03/2018)

>   Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đang cao hơn Thái Lan (02/03/2018)

>   Parkson và bài học tiền tỉ trên thị trường bán lẻ (02/03/2018)

>   Chính phủ mong sớm có ô tô thương hiệu Việt cạnh tranh sòng phẳng với xe nhập khẩu (02/03/2018)

>   Thị trường bán lẻ và những sự dịch chuyển chiến lược (02/03/2018)

>   EVFTA có hiệu lực, thách thức nào cho giày dép Việt? (02/03/2018)

>   32.000 tỷ đầu tư bauxite Tây Nguyên: Nhiều thiết bị bảo vệ môi trường đã xuống cấp (02/03/2018)

>   Thủ tướng đã nghe nhóm nghiên cứu của TP.HCM trình bày về mở rộng Tân Sơn Nhất (01/03/2018)

>   Giá cá tra chạm mức kỷ lục (01/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật