Thứ Năm, 08/03/2018 17:20

Tôm Việt vào Mỹ 'bất ngờ' chịu thuế cao hơn 21 lần vì nhầm?

Bộ Thương mại Mỹ tính đánh thuế chống bán phá giá 25,36% lên tôm đông lạnh Việt Nam trong khi VASEP cho rằng có sự nhầm lẫn và mức chính xác chỉ là 1,19%.

Xuất khẩu tôm VN vào Mỹ gặp khó do mức thuế mới quá cao - Ảnh: VASEP

Ngày 8-3, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã ra thông cáo yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ (DOC) nhanh chóng xem xét lại mức thuế chống bán phá giá vừa công bố đối với mặt hàng tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vì có sai sót trong tính toán.

Theo kết quả sơ bộ vụ kiện chống bán phá giá với tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12 (POR12) (từ 1-2-2016- 31-/1-2017) mà DOC ban hành cùng ngày, mức thuế mà các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu là 25,36%.

Đây được cho là mức thuế cao nhất từ trước đến nay của tôm Việt Nam và cao gấp nhiều lần mức thuế các lần xem xét trước đó.

Theo VASEP, trong đợt kiểm tra POR12 vừa qua, Việt Nam chỉ có Công ty Fimex được chọn là bị đơn bắt buộc, do đó biên độ phá giá tính cho Fimex (25,36%) cũng được áp dụng cho các công ty còn lại.

VASEP và các doanh nghiệp Việt Nam hết sức bất ngờ với mức thuế này và tin rằng đã có sự nhầm lẫn đáng kể trong tính toán biên độ.

Trong suốt 13 năm tham gia các kỳ xem xét hành chính của vụ kiện chống bán phá giá tôm tại Mỹ chưa có doanh nghiệp nào nhận được biên độ bán phá giá theo tỉ lệ phần trăm cao hơn một chữ số.

Trước đó, Fimex đã được xem xét và thẩm tra trong giai đoạn POR9 và đã có mức thuế 0%.

VASEP và các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng họ "hoàn toàn có cơ sở tin rằng đã có sự nhầm lẫn nào đó trong kết quả này".

Sau khi xem xét chi tiết, Công ty Fimex phát hiện đã có sự nhầm lẫn khi áp các hệ số chuyển đổi từ tôm nguyên con sang tôm bóc vỏ bỏ đầu trong chương trình tính toán biên độ khiến cho kết quả sơ bộ bị sai lệch đáng kể.

Nếu hệ số chuyển đổi được áp dụng chính xác, biên độ phá giá của Công ty Fimex sẽ chỉ là 1,19% thay vì mức 25,39% như đã công bố.

Mặc dù kết quả sơ bộ chưa có hiệu lực và chưa được áp dụng cũng như có thể thay đổi trong kết quả cuối cùng, nhưng kết quả sơ bộ này đã tác động không ít đến tâm lý của các nhà nhập khẩu tại Mỹ.

Điều này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu tôm vào thị trường này của các doanh nghiệp Việt Nam, tác động đến các giao dịch mua bán giữa hai bên, đặc biệt là trong thời gian chờ đợi DOC công bố kết quả cuối cùng.

Năm 2017, trong khi xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường đều tăng mạnh với giá xuất khẩu tăng cao hơn so với những năm trước, nhưng xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ đã giảm 7% còn 659 triệu USD do ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá.

Mỹ đã mất vị trí dẫn đầu, trở thành thị trường đứng thứ 4 trong các thị trường nhập khẩu tôm từ Việt Nam.

 Trần Mạnh

 TUỔI TRẺ

Các tin tức khác

>   Thủ tướng yêu cầu thắt chặt việc quản lý vốn vay ODA, vay ưu đãi (08/03/2018)

>   Hà Nội lấy ý kiến người dân về ga tàu điện ngầm Hồ Gươm (08/03/2018)

>   Việt Nam được gì, mất gì khi ký 'TPP không Mỹ'? (08/03/2018)

>   Hôm nay ký kết hiệp định 'TPP không có Mỹ' (08/03/2018)

>   Áp thuế tự vệ với phân bón nhập khẩu: Doanh nghiệp nội lấy lại thị phần? (08/03/2018)

>   Herbalife Việt Nam vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp (08/03/2018)

>   Ký kết CPTPP: Chứng khoán vẫn phải trông vào tiềm lực doanh nghiệp (08/03/2018)

>   Việt Nam nợ quá hạn nước ngoài hơn 470 triệu USD (08/03/2018)

>   Việt Nam được lợi lớn từ CPTPP  (08/03/2018)

>   Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu (08/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật