Thứ Năm, 15/03/2018 20:21

IEA: Khủng hoảng tại Venezuela có thể sớm đẩy thị trường dầu rơi vào tình trạng thiếu hụt

Venezuela có thể là quốc gia có rủi ro lớn nhất trong số các quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong thời gian tới, theo báo cáo định kỳ mới nhất từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

“Trong nội bộ của OPEC, nhân tố rủi ro lớn nhất sẽ là Venezuela trong thời gian tới”, IEA cho biết trong báo cáo công bố vào ngày thứ Năm (15/03).

“Trong bối cảnh không có sự thay đổi từ các quốc gia khác để bù đắp đà suy giảm sản lượng từ Venezuela, thì có khả năng là quốc gia Mỹ Latinh này có thể là yếu tố cuối cùng đẩy thị trường rơi vào trạng thái thiếu hụt”, IEA nói thêm.

Mặc dù tự hào là quốc gia sở hữu lượng dự trữ dầu lớn nhất trên thế giới, nhưng hoạt động sản xuất dầu thô của Venezuela đang dần suy giảm trong vài năm trở lại đây. Venezuela tiếp tục chìm sâu vào vòng xoáy khủng hoảng kinh tế sau nhiều năm quản lý sai lầm từ Chính phủ và đà sụt giảm kéo dài của giá dầu hồi năm 2014.

Sau nhiều năm sản lượng giảm mạnh, sản lượng dầu thô của Venezuela được dự báo sẽ lao xuống mức 1.38 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2018, dựa theo báo cáo từ IEA. Nếu đúng là thế thì đây sẽ là mức sản lượng thấp nhất của quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ, Venezuela, trong gần 70 năm – trừ một trường hợp ngoại lệ trong năm 2002-2003.

Cuộc chiến thương mại sẽ tác động nặng nề đến nhu cầu dầu

IEA vừa điều chỉnh tăng dự báo về nhu cầu dầu toàn cầu lên 99.3 triệu thùng/ngày trong năm 2018. Tuy nhiên, Cơ quan này lên tiếng cảnh báo rằng các dấu hiệu gần đây của lập trường bảo hộ thương mại từ Mỹ có thể cản trở tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới, và do đó, sẽ tác động tiêu cực tới dòng chảy thương mại và nhu cầu dầu.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký kết hai bản tuyên bố chính thức trong ngày thứ Năm (08/03 – giờ địa phương), thực hiện áp thuế nhập khẩu lên thép và nhôm, nhưng miễn trừ đối với Canada và Mexico. Sau động thái trên, nhà đầu tư lo ngại rằng các quốc gia bị áp thuế sẽ thực hiện trả đũa, và gia tăng khả năng xảy ra cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Báo cáo của IEA có đoạn: “Sự giảm tốc của hoạt động thương mại toàn cầu sẽ có những hậu quả rất nghiêm trọng, nhất là đối với nhiên liệu được sử dụng trong ngành hàng hải và ngành vận tải đường bộ”.

IEA công bố báo cáo định kỳ mới nhất trong bối cảnh giá dầu nhảy vọt hơn 43% so với thời điểm giữa năm 2017, trong đó giá dầu Brent đang dao động gần mức 67 USD/thùng trong năm 2018.

Yếu tố chính chi phối giá dầu là thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC và các nhà sản xuất bên ngoài – dẫn đầu là Nga. Cùng với nhau, OPEC và 10 nhà sản xuất đồng minh khác sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng cho đến cuối năm 2018, với mục tiêu chấm dứt tình trạng dư cung toàn cầu, đồng thời hỗ trợ giá dầu.

Mức độ tuân thủ của OPEC lên mức kỷ lục

IEA chia sẻ rằng nhiều chỉ báo chính đang cho thấy quá trình tái cân bằng trên thị trường dầu đang tiến triển khi chênh lệch giữa cung và cầu dần thu hẹp. Và nếu sản lượng dầu thô của OPEC tiếp tục không thay đổi nhiều trong khoảng thời gian còn lại của năm 2018, thì IEA cho rằng khả năng thị trường dầu rơi vào tình trạng thiếu hụt chỉ còn phụ thuộc vào sản lượng từ phía Venezuela.

“Sự sụt giảm sản lượng ngày càng sâu và bất ngờ từ phía Venezuela đã khiến sản lượng dầu của OPEC thấp hơn mức mục tiêu khoản 420,000 thùng/ngày trong tháng 2/2018, qua đó giúp Tổ chức này ghi nhận mức tuân thủ thỏa thuận cao kỷ lục”, IEA cho hay.

Mức độ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC lên tới 147% trong tháng 2/2018. Cho dù là không tính tới sự sụt giảm sản lượng từ phía Venezuela thì mức độ tuân thủ của OPEC vẫn gần 100%, dựa theo nghiên cứu của IEA.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Dầu tăng nhẹ khi dự trữ xăng sụt giảm (15/03/2018)

>   Dầu giảm phiên thứ 4 trong 5 phiên (14/03/2018)

>   Xăng A92 không còn hấp dẫn các 'ông lớn' (13/03/2018)

>   Dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 3 (16/03/2018)

>   Không thay đổi, xăng E5 còn ế dài! (13/03/2018)

>   Dầu giảm giá sau báo cáo từ EIA (13/03/2018)

>   Saigon Petro kiến nghị bán lại xăng A92 (12/03/2018)

>   Lãng phí 400 tỉ đồng/tháng vì sử dụng xăng A95 ? (11/03/2018)

>   Vọt hơn 3% trong phiên, dầu quay đầu tăng giá trong tuần qua (10/03/2018)

>   Dầu giảm liền 2 phiên xuống thấp nhất trong hơn 3 tuần (09/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật