Thứ Tư, 07/03/2018 11:10

Hơn 60 doanh nghiệp Mỹ muốn đầu tư vào 7 tỉnh miền Trung Việt Nam

Có cả Coca-Cola và Intel

Hơn 60 doanh nghiệp Mỹ đã thể hiện sự hứng thú trong việc đầu tư vào khu vực kinh tế miền Trung của Việt Nam.

Sự kiện Meet the USA 2018 ở Đà Nẵng vào ngày 05/03/2018 đã thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, từ các công ty công nghệ như Intel, Microsoft, IBM, và Motorola cho tới các thương hiệu tiêu dùng như Coca-Cola. Sự kiện này tập trung vào Khu vực Kinh tế Trọng điểm Miền Trung (CKEZ) – vốn bao gồm 7 tỉnh thành: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

“Việt Nam là một trong những thị trường chiến lược của chúng tôi”, bà Lê Từ Cẩm Ly, Giám đốc Đối ngoại và pháp lý Coca-Cola Đông Dương, cho hay. Công ty này đã mở một cơ sở ở Đà Nẵng trong năm 2013 để cung cấp cho thị trường đang phát triển gần đó. Ngoài ra, Coca-Cola còn lên kế hoạch sử dụng cà phê và trái cây địa phương để làm ra sản phẩm mới.

Gina Proctor, Giám đốc tài chính của Intel Products Việt Nam, cho biết họ rất muốn làm việc với các công ty công nghệ thông tin (IT) địa phương. Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn hàng đầu thế giới đã có một nhà máy ở Thành phố Hồ Chí Minh, và gia tăng sản xuất ở thành phố này trong giai đoạn 2016-2017. Bên cạnh đó, họ còn dự tính mở rộng sản xuất thêm trong năm nay.

John Rockhold, Giám đốc điều hành của AmCham Vietnam, cho biết các công ty Mỹ đang cân nhắc đầu tư vào rất nhiều dự án ở khu vực này, bao gồm dự án về hệ thống dẫn gas ngoài khơi kết nối Mỏ Cá voi xanh với một nhà máy điện ở Quảng Nam và một số dự án điện mặt trời và năng lượng gió.

Không như Đà Nẵng – vốn có kết nối quốc tế tốt, 6 tỉnh thành còn lại chậm phát triển hơn so với các khu vực khác của Việt Nam. Do đó, Chính phủ đã tìm cách để thu hút thêm nhiều khoản đầu tư nước ngoài. Thứ trưởng Ngoại giao, ông Nguyễn Thanh Sơn, cho Việt Nam đã cung cấp ưu về đãi thuế, trợ cấp giải phóng mặt bằng và cho thuê đất, và các chương trình đào tạo lao động.

Doanh nhân Mỹ cũng được các quan chức địa phương thông báo về việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các sân bay và cảng biển.

Khoản đầu tư trực tiếp của Mỹ ở Việt Nam đã biến động theo mối quan hệ giữa 2 quốc gia. Con số lên tới 1.8 tỷ USD ba năm sau khi một thỏa thuận thương mại song phương được ký kết trong năm 2001. Tuy nhiên, khoản đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam chỉ còn 297 triệu USD trong giai đoạn 2011-2014.

Tính tới tháng 11/2017, tổng đầu tư của Mỹ tại Việt Nam ở mức 9.4 tỷ USD, xếp vị trí thứ 9 trong số 128 quốc gia. Về khoản đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, Mỹ còn thua xa Hàn Quốc (57.5 tỷ USD), Nhật Bản (49.1 tỷ USD) và Singapore (41.8 tỷ USD).

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asia Review)

FiLi

Các tin tức khác

>   Ký kết CPTPP: Cơ hội lớn từ áp lực cải cách (07/03/2018)

>   Xuất khẩu gỗ năm 2018: Mục tiêu 9 tỷ USD hoàn toàn khả thi (07/03/2018)

>   Áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với phân bón DAP, MAP nhập vào Việt Nam (06/03/2018)

>   Mỹ áp thuế bảo hộ nhôm thép, hướng đi nào cho các doanh nghiệp Việt Nam? (07/03/2018)

>   “Kỳ lân” Go-Jek chuẩn bị vào Việt Nam (06/03/2018)

>   Cổ phiếu thép rớt sâu, mối lo ngại về thuế nhập khẩu vào Mỹ bắt đầu có tác động? (05/03/2018)

>   Những chiếc ghế nóng tại siêu ủy ban (06/03/2018)

>   Mía đường có thật sự u ám? (05/03/2018)

>   Lo mất thị trường bán lẻ qua mạng (05/03/2018)

>   Viettel bị xử phạt 90 triệu đồng (05/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật